Phụ nữ nên uống sắt khi nào | www.lanhtaychan.com
Sắt rất cần thiết để tạo hemoglobin, là một thành phần quan trọng trong máu. Vậy phụ nữ nên uống sắt khi nào? Liều dùng, cách dùng, thời gian dùng?
Phụ nữ nên uống sắt khi nào
Phụ nữ nên uống sắt khi nào? Kế hoạch bổ sung sắt cho phụ nữ trưởng thành và trẻ em gái vị thành niên
Theo Guideline WHO: Daily iron supplementation in adult women and adolescent girls.
Liều lượng |
30–60 mg sắt nguyên tốa |
Dạng bào chế |
Viên nén |
Thời gian sử dụng |
Mỗi ngày trong 3 tháng liên tiếp |
Nhóm đối tượng |
Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ trưởng thành và trẻ em gái vị thành niên có kinh nguyệt (không bao gồm phụ nữ đang mang thai) |
a: 30–60 mg sắt nguyên tố tương đương với 150–300 mg sắt heptahydrat sulfat, 90–180 mg sắt fumarate hoặc 250–500 mg sắt gluconat.
Theo các chuyên gia, các chị em uống sắt lúc sáng sớm sẽ mang lại tác dụng tốt nhất, vì lúc này cơ thể vừa trải qua một giấc ngủ dài và cũng chính vào khoảng thời gian này là lúc hàm lượng canxi và sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nhất.
Sắt được hấp thu tốt nhất vào thời điểm dạ dày đang đói vì trong thời điểm này acid dạ dày giúp hấp thu sắt, khi no thức ăn sẽ làm giảm sự hấp thụ vi chất dinh dưỡng quan trọng này. Tốt nhất là chị em nên uống sắt trước khi ăn 1 giờ hay sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước và không nhai viên thuốc khi uống (đối với các dạng viên nén).
Một số lưu ý khi bổ sung chất sắt
Phụ nữ nên uống sắt khi nào - Ngoài thuốc, có thể bổ sung chất sắt bằng các thực phẩm giàu chất sắt
- Không nên uống canxi cùng với sắt bởi vì nếu liều lượng của canxi ở mức 300mg có thể gây ra cản trở sự hấp thụ của sắt.
- Vitamin C có tác dụng khử Fe3+ thành Fe2+ để sắt dễ hấp thu, vì vậy bạn nên uống nước cam để chất sắt được hấp thụ vào cơ thể.
- Ngoài thuốc, có thể bổ sung chất sắt bằng các thực phẩm giàu chất sắt. Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như: hàu, thịt bò, cá và thịt gà, các loại đậu và hạt,… kèm với những thực phẩm, hoa quả giàu vitamin C để giúp hấp thu chất sắt tốt hơn.
- Tránh các thức uống gây kích thích như trà, cà phê, nước giải khát có ga vì chúng cản trở quá trình hấp thụ của sắt.
- Không nên phối hợp chung thuốc sắt với các thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin và nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hormone tuyến giáp.
- Các thuốc sắt có một tác dụng phụ là gây táo bón. Vì vậy hãy ăn thêm các loại rau củ giàu chất xơ như súp lơ xanh, cà rốt, đồng thời uống nhiều nước khoáng để hạn chế táo bón.
- Dược sĩ Quỳnh Trâm -
Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của Bác sĩ.
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm