Đôi môi nhợt nhạt hé lộ gì về sức khỏe của bạn?

Màu môi là một chỉ dấu cho thấy sức khỏe của bạn. Đôi môi nhợt nhạt có thể là biểu hiện của thiếu máu, bệnh bạch biến, viêm môi ánh sáng, đường huyết thấp,...

 

Chức năng quan trọng của đôi môi


Đôi môi là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong thẩm mỹ của khuôn mặt và là chìa khóa để thể hiện cảm xúc, ăn uống, nói cười.

 

Cấu tạo tự nhiên của đôi môi

 

Phần lòng môi phía trong có màu hồng, hồng đỏ tự nhiên. Phần rìa ngoài nhạt màu hơn ngăn cách phần lòng môi với vùng da xung quanh trên khuôn mặt.

Hầu hết da trên khuôn mặt của bạn có 16 lớp tế bào. Nhưng da môi của bạn chỉ có 3-5 lớp tế bào. Da môi của bạn thiếu các tế bào da được gọi là tế bào biểu bì tạo sắc tố. Đó là lý do tại sao các mạch máu trong môi của bạn nổi rõ hơn.

Môi của bạn có thể có màu từ đỏ hồng đến nâu.

 

Nguyên nhân làm cho đôi môi nhợt nhạt

 

Có một số nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng đôi môi nhợt nhạt của bạn.

 

1. Thiếu máu‌

 

 

Đôi môi nhợt nhạt là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh thiếu máu. Đây là tình trạng cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu. Cơ chế thường gặp của thiếu máu như sau:

  • Cơ thể không tạo đủ hồng cầu. ‌
  • Tự bản thân cơ thể có phản ứng phá hủy các tế bào hồng cầu.
  • Mất máu, chẳng hạn như chảy máu kinh nguyệt nhiều.
  • Bị bệnh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tế bào máu, ví dụ như ung thư và HIV.‌

Các dấu hiệu của bệnh thiếu máu có thể khác nhau. Một số người bị thiếu máu có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng thường gặp của thiếu máu gồm có: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, nhịp tim không đều, tay chân lạnh, khó thở.

Có nhiều loại thiếu máu. Dưới đây là những loại bệnh thiếu máu phổ biến nhất.

  • Thiếu máu do thiếu sắt: Điều này có nghĩa là cơ thể bạn không có đủ chất sắt. Bạn có thể bị mệt mỏi, khó thở và da bạn bị nhợt nhạt nếu bị thiếu máu do thiếu sắt.
  • Thiếu máu do thiếu vitamin B12: Đôi môi nhợt nhạt của bạn có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn thiếu vitamin B12. Cơ thể bạn cần vitamin B12 để sản xuất các tế bào hồng cầu. Giống như hầu hết các loại vitamin, cơ thể bạn không thể tự tạo ra B12. Bạn phải lấy nó từ thực phẩm hoặc chế phẩm bổ sung.

 

2. Bệnh bạch biến

 

Bệnh bạch biến làm các mảng da của bạn bị mất màu và chuyển sang màu trắng sữa. Một loại tế bào da là tế bào biểu bì tạo hắc tố tạo nên hắc tố (một loại sắc tố) trong da của bạn. Các tế bào tạo hắc tố này có thể bị phá hủy nếu bạn bị bệnh bạch biến. Nguyên nhân chính xác của nó vẫn chưa được xác định nhưng các nhà nghiên cứu cho biết bệnh bạch biến có thể là một dạng rối loạn tự miễn.

Bạn có thể bị bạch biến ở môi dưới. Nó bắt đầu như một chấm nhỏ lan rộng trở thành một vệt dọc theo đường viền phần lòng môi của bạn.‌

 

3. Viêm môi ánh sáng

 

Viêm môi ánh sáng còn được gọi là tình trạng "môi thủy thủ" bị gây ra do tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời. Tình trạng này thường xảy ra với môi dưới của bạn bởi môi dưới thường bị tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm môi ánh sáng là các đốm trên môi của bạn trông hơi trắng hoặc trắng đục. Khi tình trạng tiến triển nặng hơn, chúng có thể dày lên hoặc có vảy hoặc thậm chí bị loét, làm cho bạn bị mất viền môi.

Nếu không được điều trị, viêm môi ánh sáng có thể dẫn đến ung thư da. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ và phòng tránh bị viêm môi ánh sáng bằng cách:

  • Đội mũ rộng vành
  • Sử dụng son dưỡng môi có thành phần chống nắng
  • Kiểm tra da môi thường xuyên

 

 

4. Ung thư môi

 

Ung thư môi có thể bị nhầm lẫn với mụn rộp hoặc các tổn thương môi khác. Các mảng trắng trên môi là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư môi. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Các khối u, mụn nước hoặc vết loét trên môi không biến mất
  • Môi bị chảy máu, đau
  • Sưng hàm

 

5. Nấm miệng

 

Các mảng trắng bên trong miệng, trên lưỡi và môi của bạn có thể là do nấm miệng.

Candida là một loại nấm sống trên da và bên trong cơ thể của bạn. Nhưng đôi khi nó có thể lây lan và gây nhiễm trùng như nấm miệng. Tình trạng này thường xảy ra hơn với trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ dưới 1 tháng tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Nấm miệng không thường gặp ở người lớn khỏe mạnh. Một số triệu chứng khác của nấm miệng bao gồm:

  • Đỏ hoặc đau miệng
  • Mất vị giác
  • Đau khi nuốt
  • Cảm giác như có bông gòn trong miệng 
  • Đỏ và nứt ở khóe miệng của bạn
     

6. Đường huyết thấp

 

Đường huyết thấp hay hạ đường huyết thường xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do quá nhiều insulin trong cơ thể bạn. Insulin là một loại hormone được tạo ra trong tuyến tụy cho phép cơ thể sử dụng glucose để tạo năng lượng. Da nhợt nhạt là một trong những triệu chứng của đường huyết thấp. Một số triệu chứng khác của hạ đường huyết là: chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, yếu người, nhịp tim nhanh hơn, đổ mồ hôi, cảm thấy ớn lạnh, run rẩy, bồn chồn, khó chịu, cảm thấy lo lắng, ngủ không ngon, cảm thấy đói.

 

Như vậy, đôi môi nhợt nhạt cho thấy khả năng cơ thể bị gặp phải tình trạng sức khỏe không tốt. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu môi bắt đầu nhợt nhạt hoặc môi có các tổn thương mới khác.

 

Kính chúc bạn đôi môi thật hồng hào tự nhiên.

 

 

- Dược sĩ Như Ngọc -

 

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/what-to-know-pale-lips

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Bakuchiol có thể thực sự trở thành Người hùng mới trong chăm sóc da?
Bakuchiol có thể thực sự trở thành "Người hùng mới trong chăm sóc da"?

Bakuchiol - chiết xuất từ thực vật rất an toàn với da, cho thấy lợi ích tương tự retinol. Liệu nó có trở thành "Người hùng mới trong chăm sóc da" thay retinol?
2 SAI LẦM NGUY HIỂM KHI TẨY TẾ BÀO CHẾT NHẤT ĐỊNH PHẢI TRÁNH | www.lanhtaychan.com
2 SAI LẦM NGUY HIỂM KHI TẨY TẾ BÀO CHẾT NHẤT ĐỊNH PHẢI TRÁNH | www.lanhtaychan.com

Tẩy tế bào chết là bước quan trọng trong 5 bước chăm sóc da, giúp da trẻ hóa, đều màu và khỏe mạnh. 5 bước gồm: Tẩy trang, Rửa mặt, thoa Toner, Dưỡng da hoặc t thuốc điều trị và Tẩy tế bào chết.
Bà bầu ăn vú sữa được không | www.lanhtaychan.com
Bà bầu ăn vú sữa được không | www.lanhtaychan.com

Vú sữa có rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ. Vậy bà bầu ăn vú sữa được không? ĐƯỢC nhé nhưng cần ăn đúng cách để mang lại lợi ích tuyệt vời.
Các nhóm y tế cảnh báo về chống sử dụng Ivermectin điều trị COVID-19
Các nhóm y tế cảnh báo về chống sử dụng Ivermectin điều trị COVID-19

Việc sử dụng sai cách công thức Ivermectin dùng trong thú y để điều trị COVID-19 ở người có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng về thần kinh, thậm chí tử vong
5 cách giảm mỡ đùi hiệu quả tại nhà l www.lanhtaychan.com
5 cách giảm mỡ đùi hiệu quả tại nhà l www.lanhtaychan.com

Vùng đùi là nơi khó giảm cân nhất trên cơ thể con người. Bài viết hữu ích sau đây sẽ cho cả phái đẹp và cánh mày râu nắm rõ 5 cách giảm mỡ đùi hiệu quả tại nhà.
Viên uống trắng da có thực sự hiệu quả | www.lanhtaychan.com
Viên uống trắng da có thực sự hiệu quả | www.lanhtaychan.com

Thành phần cốt lõi nào trong viên uống trắng da được cho là mang lại hiệu quả? Các loại viên uống này có an toàn? Cách an toàn nhất để trắng da hiệu quả là gì?
Bạn muốn biết cách chữa bàn chân lạnh ư? Có rất nhiều người giống bạn!
Bạn muốn biết cách chữa bàn chân lạnh ư? Có rất nhiều người giống bạn!

Ngày càng có nhiều người tìm cách chữa bàn chân lạnh bởi lẽ tuy không gây nguy hiểm tức thời nhưng chứng lạnh chân khiến chất lượng cuộc sống giảm sút đáng kể.
Làm thế nào để hết da sần vỏ cam (Cellulite) | www.lanhtaychan.com
Làm thế nào để hết da sần vỏ cam (Cellulite) | www.lanhtaychan.com

Da sần vỏ cam (Cellulite) là tình trạng da có bề mặt lồi lõm, sần sùi giống như vỏ cam, thường gặp ở vùng đùi, mông và bụng. Làm thế nào để hết da sần vỏ cam?

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng