Mệt mỏi, tay chân lạnh, tim đập nhanh: Bạn hãy thực sự cẩn trọng!
Nếu có những dấu hiệu mệt mỏi, tay chân lạnh, tim đập nhanh, hãy đến gặp bác sĩ ngay, bởi những dấu hiệu này cho thấy có thể bạn bị rối loạn thần kinh thực vật.
Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?
Hệ thần kinh thực vật – hay hệ thần kinh tự chủ gồm hệ giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này hoạt động cân bằng để điều tiết và đảm bảo các chức năng tự động của cơ thể như hoạt động của hệ tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục… được hiệu quả.
Rối loạn hệ thần kinh thực vật xảy ra khi hoạt động hệ giao cảm và phó giao cảm mất cân bằng, làm rối loạn chức năng hoạt động của các cơ quan và gây ra các triệu chứng bất thường trên các cơ quan này.
Tuy không gây tử vong nhưng rối loạn hệ thần kinh thực vật sẽ làm giảm sút đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Những biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật?
Các biểu hiện thường đa dạng và thay đổi tùy từng người. Ngoài những dấu hiệu như mệt mỏi, tay chân lạnh, tim đập nhanh, người bệnh sẽ thường gặp những triệu chứng sau:
- Đau đầu, giảm trí nhớ, giảm tập trung, thiếu ngủ
- Tính tình thay đổi: dễ hồi hộp, dễ xúc động, cáu gắt, hay lo âu, buồn phiền
- Chóng mặt, hay hồi hộp, khó thở, huyết áp thay đổi thất thường
- Ăn nhanh no, đầy hơi, dễ bị tiêu chảy hoặc táo bón
- Đi tiểu khó, không tự chủ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Giảm hoặc tăng tiết mồ hôi quá mức, nhiệt độ cơ thể thất thường
- Đau nhức xương khớp, đau thắt lưng, đau cột sống
- Rụng tóc, khô da, các mạch ngoài da bị co giãn
- Rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục, rối loạn tình dục (nam giới xuất tinh sớm, nữ giới bị khô âm đạo và khó đạt sự hưng phấn)
- Phản ứng chậm với ánh sáng, vì vậy lái xe vào ban đêm rất khó khăn
Điều trị rối loạn thần kinh thực vật như thế nào?
Để khắc phục các triệu chứng như mệt mỏi, tay chân lạnh, tim đập nhanh, khó thở…,ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần áp dụng lối sống lành mạnh và sinh hoạt điều độ:
- Nghỉ ngơi, thư giãn, nói chuyện vui vẻ
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà, cà phê
- Thường xuyên tập thể dục thể thao: đi bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền, dịch cân kinh… Nên tập ít nhất 30 phút/lần, từ 3 đến 5 lần/tuần.
- Chế độ ăn giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, axit béo omega 3 và 6. Hạn chế ăn mặn, nên ăn thành nhiều bữa.
**Cải thiện triệu chứng tay chân lạnh ở người bị rối loạn thần kinh thực vật bằng bài thuốc ngâm chân đơn giản từ gừng tươi và muối.
Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ cỡ 2 ngón tay (khoảng 20-30g) - như hình minh họa đem đập dập rồi cho vào đun sôi trong 10 phút với nửa nồi nước, nhớ đậy nắp kín để tránh bay hơi một số chất trong gừng. Pha thêm nước lạnh và muối vào nước gừng để cho nhiệt độ còn khoảng 40 - 50oC (sờ thấy ấm vừa, ấm hơn nhiệt độ cơ thể - 37oC một chút) thì ngâm tay chân. Áp dụng mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt, từ đó cải thiện tay chân lạnh rất hiệu quả.
Rối loạn thần kinh thực vật ban đầu chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt thường ngày và chưa gây nguy hiểm tức thời nên người bệnh thường dễ bỏ qua các triệu chứng ban đầu như mệt mỏi, tay chân lạnh, tim đập nhanh.
Do vậy, nếu bác sĩ chẩn đoán là rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh cần tuân thủ đúng y lệnh của bác sĩ về chế độ thuốc điều trị. Kết hợp với lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, ngâm chân với gừng tươi và muối vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ không bị các triệu chứng như mệt mỏi, tay chân lạnh, tim đập nhanh ảnh hưởng việc tận hưởng cuộc sống!
- Dược sĩ Như Bùi -
Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm