Bé viêm họng sốt cao liên tục: chăm sóc thế nào là hợp lý?

Bé viêm họng sốt cao liên tục, nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm: viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm hạch mủ hay viêm cầu thận cấp.. 

 

Vì sao bé viêm họng sốt cao liên tục?
 

Bé viêm họng sốt cao liên tục: chăm sóc thế nào là hợp lý?

 

Viêm họng cấp tính, hay thường gọi tắt là viêm họng, là tình trạng sưng và phù nề niêm mạc họng một cách nhanh chóng. Bé viêm họng sốt cao liên tục là một dạng nặng của viêm họng, cần phải được khám và điều trị kịp thời.
 

Nguyên nhân bé bị viêm họng
 

- Chủ yếu do môi trường sống: trở trời, mưa, bụi bẩn, khói xe, khói thuốc lá, bụi bẩn.

- Bé mới cai sữa, thay đổi chế độ ăn dặm, mới đi nhà trẻ nên chưa kịp làm quen với môi trường mới

- Do virus (cúm, sởi, Adenovirus,...), vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn,...) và nấm (Candida).
 

Bé viêm họng sốt cao liên tục: chăm sóc thế nào là hợp lý?

 

Biểu hiện thường gặp ở bé bị viêm họng
 

- Sốt nhẹ hoặc sốt cao, có thể lên đến 39 - 40oC. Nếu sốt cao liên tục, chứng tỏ đã bước sang giai đoạn bé viêm họng sốt cao liên tục

- Chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, đau đầu, ho, ban đầu ho khan, sau ho có đờm.

 

Bé viêm họng sốt cao liên tục: chăm sóc thế nào là hợp lý?

 

- Quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ, mệt mỏi và thường thở bằng miệng do bị ngạt mũi.

- Nôn, đi ngoài phân lỏng.

 

Khi nào cần đưa bé bị viêm họng đi khám bác sĩ?

 

Bé viêm họng sốt cao liên tục: chăm sóc thế nào là hợp lý?

 

Không tự mua thuốc mà cần đưa bé đi khám hoặc tái khám nếu bé bị viêm họng mấy ngày không khỏi kèm theo một trong các triệu chứng sau:

Bé viêm họng sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm không hiệu quả, có thể bị co giật và tay chân lạnh.

- Ho nhiều, khó thở, thở nhanh, nông, đôi khi bị co rút lồng ngực.

- Chảy mủ tai vì tai mũi họng thông nhau, tình trạng viêm đã lan đến tai làm cho bé bị viêm tai giữa chảy mủ.

- Nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.

- Tình trạng của bé không cải thiện sau 2 ngày điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.


Sau 7 – 10 ngày nếu không được điều trị hợp lý sẽ dễ dẫn đến các biến chứng như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm hạch mủ, viêm khớp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp và nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết.

 

Cách chăm sóc cho bé viêm họng sốt cao liên tục
 

Tuân theo chế độ điều trị, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý uống thuốc hạ sốt, kháng sinh, thuốc co mạch, thuốc chống co giật nếu không được bác sĩ đồng ý. Không uống thuốc của toa cũ. 

 

Vệ sinh mũi họng:
 

- Nếu ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì lau rửa mũi bé bằng khăn mềm. Nếu dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi rỉ mũi mềm rồi nhẹ nhàng dùng tay lấy gỉ mũi ra. 

- Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc thì dùng dụng cụ hút mũi cho bé. Tuy nhiên, không nên lạm dụng cách này vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không dùng miệng trực tiếp hút mũi, dãi cho bé.

- Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi cho bé rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Không dùng khăn vải vì vi khuẩn/virus/nấm có thể vẫn còn bám lại trên khăn (dù là sau khi giặt) và tiếp tục gây bệnh.

**Có thể rửa mũi, súc họng cho bé bằng nước muối sinh lý nhưng cần phải có sự đồng ý và hướng dẫn từ bác sĩ.
 

Chế độ ăn:
 

- Cho bé uống nhiều nước, tốt nhất là dung dịch oresol và nước ép trái cây.

- Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, chia thành nhiều bữa nhỏ. 

 

**Để chữa ho cho bé trên 1 tuổi có thể dùng bài thuốc từ gừng rất hiệu quả:

 

+ Nếu bé ho khan (không có đờm): Chuẩn 20g gừng cắt mỏng hoặc thái sợi cùng 3-4 cục đường phèn nhỏ. Trộn đường phèn cùng với gừng rồi đem đi hấp cách thủy khoảng 15 phút, sau đó để nguội. Cho trẻ ngậm rồi nuốt xuống. Thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày, trong 2 - 3 ngày là những cơn ho khan sẽ giảm dần. 

 

Bé viêm họng sốt cao liên tục: chăm sóc thế nào là hợp lý?

 

+ Nếu bé ho có đờm: Chuẩn bị 60g củ gừng tươi, 30g mật ong nguyên chất. Gừng rửa sạch, giã nát, cho vào trong nồi với nửa lít nước và đun khoảng 30 phút. Cho thêm mật ong vào rối khuấy đều lên. Cho bé sử dụng 2 lần vào sáng và tối mỗi ngày, mỗi lần dùng cần làm ấm hỗn hợp. Cho bé uống từ từ, mỗi lần uống khoảng 40 - 50 ml. Chỉ sau vài ngày sẽ cải thiện tình trạng ho có đờm.

 

Bé viêm họng sốt cao liên tục: chăm sóc thế nào là hợp lý?

 

- Không áp dụng các biện pháp “mách miệng” như xức dầu, nặn chanh, mặc quần áo dày, đắp chăn ủ ấm, dán miếng hạ sốt nhiều, chườm lạnh nước đá cho bé viêm họng sốt cao liên tục.

 

**Cách tốt nhất là dùng khăn ấm lau toàn thân cho bé viêm họng sốt cao liên tục như sau:

 

+ Chuẩn bị 5 cái khăn có khả năng thấm nước tốt, thau nước ấm, nhiệt kế.

+ Trước khi lau, cần lấy nhiệt độ của bé. Cho nước lạnh vào thau sau đó cho vào tiếp lượng nước nóng bằng nửa lượng nước lạnh. Nhúng thử khuỷu tay vào thau, nếu thấy ấm vừa phải, dễ chịu là được.

+ Nhúng 5 cái khăn vào thau nước và vắt ráo vừa. Dùng 2 khăn lau ở hai hõm nách, 2 khăn lau ở hai bẹn và 1 khăn lau khắp người, lau nhiều ở trán. Lưu ý không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi.

+ Cách 2-3 phút thay khăn một lần. Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng để đảm bảo độ ấm vừa phải. 

+ Cách 15 phút kiểm tra nhiệt độ của bé, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Sau đó tiến hành lau khô và mặc quần áo mỏng cho bé.

 

Bé viêm họng sốt cao liên tục: chăm sóc thế nào là hợp lý?

Lau người đúng cách cho bé viêm họng sốt cao liên tục

 

Cần theo dõi kỹ nếu bé viêm họng sốt cao liên tục. Nếu các triệu chứng nặng hơn, tình trạng bé không cải thiện thì phải đưa bé đến bác sĩ ngay.
 

Chúc các bé yêu mạnh khỏe và mau lớn.
 

- Dược sĩ Quỳnh Tâm -
 

Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. 

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Độ tuổi thay răng sữa của bé l www.lanhtaychan.com
Độ tuổi thay răng sữa của bé l www.lanhtaychan.com

Thông thường độ tuổi thay răng sữa của bé sẽ diễn ra từ 6 - 12 tuổi, nhưng cũng còn tùy vào từng trường hợp cụ thể. Mẹ cần theo dõi quá trình thay răng của bé.

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà l www.lanhtaychan.com
Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà l www.lanhtaychan.com

Nhiễm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sổ mũi. Vậy, cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà như thế nào? Có cần thiết phải đưa trẻ đến bác sĩ không?

Trẻ bị ho có đờm: 4 bài thuốc từ gừng
Trẻ bị ho có đờm: 4 bài thuốc từ gừng

Trẻ bị ho có đờm, khò khè và quấy khóc! Đừng bỏ qua 4 bài thuốc hay từ gừng để bạn có thể khắc phục tình trạng gây khó chịu mà bé hay gặp phải này.

Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com
Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh tương đối phổ biến, thường do vi khuẩn hoặc virus, diễn tiến nặng sẽ gây mất nước. Đừng bỏ qua cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh sau!

Chăm sóc trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay lạnh tại nhà: 5 sai lầm cơ bản
Chăm sóc trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay lạnh tại nhà: 5 sai lầm cơ bản

Sốt, đầu nóng, chân tay lạnh không phải bệnh mà là triệu chứng của một số bệnh do nhiễm trùng (vi khuẩn, siêu vi, ký sinh trùng) hoặc sau chích ngừa, mọc răng…

Trẻ bị dị ứng thức ăn l www.lanhtaychan.com
Trẻ bị dị ứng thức ăn l www.lanhtaychan.com

Trẻ bị dị ứng thức ăn thường có các dấu hiệu như nổi ban đỏ ngứa quanh miệng, trong miệng, có khi là nổi khắp toàn thân. Xử lý như thế nào trong trường hợp này?

Chế độ ăn cho trẻ béo phì l www.lanhtaychan.com
Chế độ ăn cho trẻ béo phì l www.lanhtaychan.com

Béo phì gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe thể chất và tâm lý của trẻ. Đừng lướt qua phương pháp điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ béo phì dưới đây!

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không? l www.lanhtaychan.com
Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không? l www.lanhtaychan.com

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không? Đôi khi trẻ chậm nói là dấu hiệu của mất thính lực, chậm phát triển trí não, thể chất, khó tiếp thu hoặc thậm chí là tự kỷ.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng