Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình l www.lanhtaychan.com

Nếu trẻ vẫn bú bình thường và lên cân đều đặn thì không cần quá lo lắng, khi lớn dần thì tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình sẽ cải thiện.

 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình
 

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình l www.lanhtaychan.com

 

Nguyên nhân sinh lý
 

Sau sinh đến vài tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều có biểu hiện vặn mình khi ngủ. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình chủ yếu là do yếu tố sinh lý, không cần điều trị gì. Vì vỏ não của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ nên trẻ thường có phản xạ như giật mình, quơ tay chân, co tay co chân. Thêm nữa, vặn mình cũng là một cách trẻ sơ sinh vận động.

Có một số yếu tố khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình:

- Chỗ ngủ thiếu thoải mái, quá nóng, quá lạnh, quá sáng hoặc quá ồn. Trẻ cảm thấy khó chịu khi tã bị ướt, đồ quá chật, muỗi cắn, côn trùng chui vào tai...

 

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình l www.lanhtaychan.com

 

Do trẻ đói: trẻ sơ sinh nếu đói sẽ khó chịu và thể hiện bằng cách vặn mình.

- Khi trẻ rặn tiểu hoặc đại tiện sẽ hay vặn mình, đỏ mặt, quấy khóc do cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang chưa phát triển hoàn thiện.

Nếu trẻ vẫn bú bình thường và lên cân đều đặn thì không cần quá lo lắng, khi lớn dần thì tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình sẽ được cải thiện.

 

Nguyên nhân bệnh lý

 

- Thiếu canxi: Thường gặp ở những trẻ sinh non, chế độ dinh dưỡng của mẹ kém, trẻ không được tắm nắng thường xuyên. Khi thiếu canxi sẽ khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình, dễ kích động, quấy khóc về đêm, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn, hay nôn trớ, nấc, chán/bỏ bú, chậm lớn, còi xương, chậm phát triển vận động...

- Trào ngược dạ dày thực quản: Do cơ thắt dưới thực quản của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ gây hiện tượng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên, trẻ dễ bị nôn trớ, ọc sữa, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình. Trào ngược thực quản kéo dài có thể dẫn đến biến chứng như hít sặc sữa, viêm phổi, chậm tăng cân...

- Ngoài ra có thể trẻ bị một số bênh lý khác như bệnh ngoài da gây ngứa ngáy, ảnh hưởng giấc ngủ nên khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình.

 

Xử lý như thế nào khi trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình
 

- Kiểm tra các yếu tố bên ngoài như tã có ướt không, nhiệt độ phòng, trẻ có đói không, cơ thể có khó chịu, ngứa ngáy, bất thường gì không... Giúp cho môi trường ngủ của bé thật dễ chịu và thoải mái.

- Vỗ về trẻ nhẹ nhàng khi trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình.

- Tắm nắng cho trẻ từ 15-20 phút mỗi ngày.

Cho trẻ dưới 6 tháng nên được bú sữa mẹ hoàn toàn, chế độ ăn của mẹ cần đầy đủ canxi và vitamin D.

 

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình l www.lanhtaychan.com

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình l www.lanhtaychan.com

 

- Cho bé nằm đầu cao khi bú và sau khi bú, không để trẻ bú quá no và chia nhỏ bữa để hạn chế trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản.

- Không nên tự ý mua thuốc uống hoặc sử dụng các mẹo dân gian chữa vặn mình khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. 

Nếu thấy tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình không thuyên giảm kèm theo dấu hiệu bất thường như quấy khóc, chán/bỏ bú, chậm/không tăng cân... thì cần đưa bé đến bác sĩ ngay.

 

- Dược sĩ Thảo Nguyên -

 

Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của bác sĩ.

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Béo phì ở trẻ em: vấn nạn tâm lý cho con những gì tốt nhất, bổ nhất
Béo phì ở trẻ em: vấn nạn tâm lý "cho con những gì tốt nhất, bổ nhất"

Theo Bộ Y tế Việt Nam, hiện tỷ lệ béo phì ở trẻ em 6 - 11 tuổi ở nội thành TPHCM là 12%, Hà Nội là 8- 9%. Béo phì gây hậu quả khó lường về thể chất và tinh thần

Bé viêm họng sốt cao liên tục: chăm sóc thế nào là hợp lý?
Bé viêm họng sốt cao liên tục: chăm sóc thế nào là hợp lý?

Bé viêm họng sốt cao liên tục, nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm: viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm hạch mủ hay viêm cầu thận cấp.. 

Em bé ngủ hay giật mình l www.lanhtaychan.com
Em bé ngủ hay giật mình l www.lanhtaychan.com

Thông thường, em bé ngủ hay giật mình là một phản xạ tự nhiên của cơ thể và sẽ mất dần khi bé được 3 - 6 tháng tuổi. Nếu không, bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ.

Trẻ bú sữa mẹ chậm tăng cân: Làm sao đây | www.lanhtaychan.com
Trẻ bú sữa mẹ chậm tăng cân: Làm sao đây | www.lanhtaychan.com

Đôi khi, trẻ bú sữa mẹ chậm tăng cân hơn mức bình thường. Điều này có thể do mẹ không đủ sữa, trẻ không thể bú đủ sữa từ vú mẹ hoặc trẻ có vấn đề về sức khỏe.

Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh | www.lanhtaychan.com
Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh | www.lanhtaychan.com

Hơ than là phương pháp truyền miệng được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam để giữ ấm cho mẹ và trẻ sơ sinh. Dưới góc độ khoa học, có nên hơn than cho trẻ sơ sinh?

Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách l www.lanhtaychan.com
Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách l www.lanhtaychan.com

Ăn dặm là cho trẻ ăn thêm thức ăn khác ngoài sữa mẹ, giúp bổ sung chất dinh dưỡng để trẻ phát triển một cách toàn diện. Vậy cách cho trẻ ăn dặm đúng cách là gì?

Trẻ bị dị ứng thức ăn l www.lanhtaychan.com
Trẻ bị dị ứng thức ăn l www.lanhtaychan.com

Trẻ bị dị ứng thức ăn thường có các dấu hiệu như nổi ban đỏ ngứa quanh miệng, trong miệng, có khi là nổi khắp toàn thân. Xử lý như thế nào trong trường hợp này?

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa l www.lanhtaychan.com
Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa l www.lanhtaychan.com

Rối loạn tiêu hóa có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ. Đừng bỏ qua cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau đây!


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng