Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? l www.lanhtaychan.com

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? Cần đưa trẻ đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như rối loạn đông máu, khối u mũi, bệnh bạch cầu

 

Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam

 

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? l www.lanhtaychan.com

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam

 

- Không khí khô (do thời tiết hoặc do dùng máy lạnh nhiều...) là nguyên nhân thường gặp nhất. Không khí khô gây khô màng mũi (khô niêm mạc mũi). Niêm mạc khô khiến vách ngăn mũi có vảy, nứt nẻ, khiến các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Hiện tượng này xảy ra nhiều nhất ở trẻ từ 2-10 tuổi.

- Thiếu vitamin C cũng là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu cam ở trẻ. Khi thiếu vitamin C, thành mạch máu sẽ dễ bị vỡ, nhất là mao mạch mũi, dẫn đến chảy máu cam.  

- Các nguyên nhân khác gây chảy máu cam bao gồm: ngoáy mũi, hắc hơi nhiều lần, uống aspirin, dị vật kẹt trọng mũi, dị ứng, chấn thương mũi, rối loạn đông máu, ung thư,...

 

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không?

 

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? l www.lanhtaychan.com

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? Cha mẹ cần chú ý tần suất chảy máu cam ở trẻ

 

- Trẻ bị chảy máu cam là hiện tượng thường xảy ra khi không khí khô hoặc thiếu vitamin C.

- Cha mẹ cần chú ý tần suất chảy máu cam ở trẻ. Nếu trẻ hay bị chảy máu cam thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám gấp vì chảy máu cam thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như rối loạn đông máu, khối u mũi, bệnh bạch cầu.

 

Phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ

 

- Cắt ngắn móng tay trẻ, dặn trẻ không được ngoáy mũi.

- Nếu thường xuyên sử dụng máy lạnh hoặc ở những vùng có độ ẩm thấp, cần sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để tránh không khí khô.

- Bổ sung vitamin C cho trẻ trong chế độ ăn hàng ngày (khi trẻ đã biết ăn).

 

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? l www.lanhtaychan.com

 

- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá.

- Giữ ấm cho trẻ tránh để trẻ bị cảm lạnh và hắt hơi nhiều.

- Cho trẻ xì mũi nhẹ nhàng hoặc có thể lấy tăm bông vô khuẩn khươi nhẹ ráy mũi cho trẻ.
 

Xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

 

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? l www.lanhtaychan.com

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? Xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

 

Trẻ bị chảy máu cam trước: Có thể sơ cứu tại nhà trước

 

- Tư thế ngồi, đầu hơi cúi về phía trước. Với tư thế ngồi, áp lực máu trong tĩnh mạch ở vùng mũi giảm, giúp máu không chảy thêm. Ngồi ngả người về phía trước để tránh máu chảy xuống họng gây nôn.

- Bóp cánh mũi: Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong vòng 10 đến 15 phút, thở bằng miệng để giúp máu ngừng chảy.

- Nếu sau 10 – 15 phút máu còn chảy, thì tiếp tục thực hiện như trên. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

- Phòng tránh chảy máu lại: không ngoáy mũi và cúi người, giữ phần đầu cao hơn ngực trong vòng vài giờ kể từ sau khi chảy máu mũi. Dung tăm bông vô khuẩn bôi vaseline vào phần trước của vách mũi để niêm mạc mũi không bị khô.

 

Trẻ bị chảy máu mũi sau: Cần đến bác sĩ gấp

 

- Trường hợp này máu sẽ chảy phía sau mũi xuống cổ họng của trẻ. Chảy máu mũi sau ít gặp hơn nhưng thường nguy hiểm hơn chảy máu cam trước, do vậy, không nên sơ cứu tại nhà mà cần đưa trẻ đi khám ngay.

- Nếu mũi trẻ bị mắc di vật, bác sĩ sẽ lấy dị vật ra để trẻ không bị chảy máu cam nữa.

 

Chẩn đoán nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam

 

- Xét nghiệm công thức máu, thời gian đông máu: để kiểm tra các rối loạn đông máu.

- Nội soi mũi, CT scan mũi, X-quang mặt và mũi: để kiểm tra có bị dị vật hay bất thường cấu trúc mũi hay không.

- Dược sĩ Thảo Nguyên -

 

Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của bác sĩ.

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Bé viêm họng sốt cao liên tục: chăm sóc thế nào là hợp lý?

Bé viêm họng sốt cao liên tục: chăm sóc thế nào là hợp lý?

Bé viêm họng sốt cao liên tục, nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm: viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm hạch mủ hay viêm cầu thận cấp.. 
Trẻ bú sữa mẹ chậm tăng cân: Làm sao đây | www.lanhtaychan.com

Trẻ bú sữa mẹ chậm tăng cân: Làm sao đây | www.lanhtaychan.com

Đôi khi, trẻ bú sữa mẹ chậm tăng cân hơn mức bình thường. Điều này có thể do mẹ không đủ sữa, trẻ không thể bú đủ sữa từ vú mẹ hoặc trẻ có vấn đề về sức khỏe.
Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà l www.lanhtaychan.com

Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà l www.lanhtaychan.com

Trẻ sơ sinh bị táo bón nên đau bụng, quấy khóc, đi đại tiện phải rặn nhiều, khiến bố mẹ rất lo lắng. Vậy, cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà là gì?
Chế độ ăn cho trẻ béo phì l www.lanhtaychan.com

Chế độ ăn cho trẻ béo phì l www.lanhtaychan.com

Béo phì gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe thể chất và tâm lý của trẻ. Đừng lướt qua phương pháp điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ béo phì dưới đây!
Trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân l www.lanhtaychan.com

Trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân l www.lanhtaychan.com

Hầu như bố mẹ nào cũng trải qua nỗi lo lắng khi trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân. Vậy khi nào trẻ khóc đêm là bất thường? Và bố mẹ cần phải xử lý ra sao?
Béo phì ở trẻ em: vấn nạn tâm lý cho con những gì tốt nhất, bổ nhất

Béo phì ở trẻ em: vấn nạn tâm lý "cho con những gì tốt nhất, bổ nhất"

Theo Bộ Y tế Việt Nam, hiện tỷ lệ béo phì ở trẻ em 6 - 11 tuổi ở nội thành TPHCM là 12%, Hà Nội là 8- 9%. Béo phì gây hậu quả khó lường về thể chất và tinh thần
Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà l www.lanhtaychan.com

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà l www.lanhtaychan.com

Nhiễm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sổ mũi. Vậy, cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà như thế nào? Có cần thiết phải đưa trẻ đến bác sĩ không?
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng l www.lanhtaychan.com

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng l www.lanhtaychan.com

Khi rốn khô và rụng đi không có nghĩa là rốn đã lành hẳn, hàng ngày phải áp dụng cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng với dung dịch nước muối sinh lý.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng