Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ: mối nguy khó lường!

Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ nếu không điều trị kịp thời và hợp lý sẽ dẫn đến biến chứng viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng gây nguy hiểm tính mạng

 

Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ nghĩa là gì?

 

Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ: Mối nguy khó lường!

Cấu trúc tai
 

Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm ở sau màng nhĩ). Bệnh thường tạo ra dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Khi thấy dịch mủ trong hòm nhĩ chảy ra từ ống tai ngoài nghĩa là trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ.

 

Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ: mối nguy khó lường!

Mủ chảy ra ngoài ở trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ
 

Viêm tai giữa gồm viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa mạn tính. 

- Viêm tai giữa cấp là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus ở tai giữa, thường đi cùng với nhiễm trùng đường hô hấp trên.

- Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng viêm tai giữa dai dẳng (> 6 tuần). Viêm tai giữa mạn tính có thể phát sinh từ viêm tai giữa cấp.

 

Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ có nguy hiểm không?

 

Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ ở giai đoạn cấp tính nếu không điều trị dứt điểm thì sẽ có nguy cơ cao chuyển sang giai đoạn mạn tính. Giai đoạn này, bệnh sẽ dai dẳng khó điều trị và biến chứng nặng nề hơn.

Hậu quả của viêm tai giữa là viêm xương chũm cấp rất nguy hiểm, biến chứng thủng màng nhĩ, giảm thính lực, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, nguy hiểm nhất là viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng... dễ gây tử vong ở trẻ.
 

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ
 

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp thứ hai sau viêm nhiễm đường hô hấp trên ở trẻ em. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng đặc biệt là trẻ em do:

- Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

- Cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh: ống thính giác ở bé ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc. Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Bình thường ống thính giác mở cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Khi ống này bị đóng, các chất thải không thoát được và dẫn đến vi khuẩn sẽ kẹt lại bên trong tai, gây nhiễm trùng. 

- Tai mũi họng thông với nhau, vì vậy nếu trẻ bị mắc viêm họng, viêm amidan, viêm xoang… thì tình trạng viêm nhiễm có thể lan đến tai và khiến trẻ bị viêm tai giữa.
 

Dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ
 

Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ: mối nguy khó lường!

 

- Sốt có thể lên tới hơn 39 độ C, khi sốt cao có thể bị lạnh tay chân

- Dùng tay dụi hoặc kéo vành tai

- Trằn trọc, khó ngủ, hay quấy khóc

- Chán ăn, ăn không ngon

- Nôn ói hoặc tiêu chảy

- Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài –  biểu hiện có ở giai đoạn trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ

- Kém phản ứng với âm thanh

- Triệu chứng đau tai, đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời thường xảy ra ở trẻ lớn
 

Điều trị cho trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ
 

Hầu hết trẻ bị viêm tai giữa sẽ có biểu hiện nhẹ và tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên nhận thấy tình trạng nhiễm trùng của trẻ tiến triển xấu hơn, như sốt cao tay chân lạnh, hoặc trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ, đau nhiều … thì nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay.

Viêm tai giữa cấp chia làm ba giai đoạn: giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Khi trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ tức là bệnh đã chuyển đến giai đoạn vỡ mủ nên mủ mới chảy ra ngoài. 

Tùy vào từng giai đoạn mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Khoảng 2/3 số trường hợp viêm tai giữa cấp là do vi khuẩn gây ra, thường gặp nhất là phế cầu.
 

Phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ em
 

Tiêm phòng phế cầu, vắc - xin ngừa cúm để làm giảm khả năng trẻ bị viêm tai giữa nói riêng và các bệnh đường hô hấp nói chung.

Cho bé bú mẹ để giúp nâng cao sức đề kháng. Nếu trẻ bú sữa bình, sữa có thể đổ và chảy vào tai trẻ, do đó, mẹ nên cho bé bú ở tư thế ngồi.

Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá để giảm nguy cơ trẻ bị viêm tai giữa.
Khi tắm lưu ý không để nước vào tai trẻ.

 

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ
 

Ngoài việc dùng thuốc hoặc hút dịch (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ nên chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ như sau:

- Chườn ấm cho trẻ khi sốt, cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng kết hợp dùng thuốc hạ sốt như paracetamol, giảm đau nếu trẻ đau nhiều theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

- Phòng ở thông thoáng, tránh khí lạnh và khói bụi.

- Khi làm sạch tai cho trẻ, lưu ý không ngoáy/lau quá sâu, tránh để nước vào tai. Không dùng bông nút kín tai mà nên để dịch thoát ra ngoài tự nhiên.

 

Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ: mối nguy khó lường!

 

- Vệ sinh mũi họng sách sẽ, rửa mũi cho trẻ 2-3 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý ấm.

Đối với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn cho trẻ bú tăng số lần lên, trẻ lớn hơn thì cho uống thêm nước ép trái cây. Cho trẻ ăn uống đủ chất (đạm, tinh bột, chất béo, vitamin) để tăng cường sức khỏe.

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ, nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường như đau tai hơn, sốt cao không dứt dù đã uống thuốc hạ sốt, tay chân lạnh, khóc nhiều, bỏ bú, bỏ ăn… thì nên đưa trẻ đến ngay bác sĩ để khám lại.
 

Chúc các bé thương yêu mạnh khỏe trong vòng tay ấm áp của bố mẹ và người thân.
 

- Dược sĩ Thảo Nguyên -
 

Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân l www.lanhtaychan.com
Cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân l www.lanhtaychan.com

Tăng cân chậm tự nhiên với tăng cân chậm bất thường hoặc không tăng cân ở trẻ sơ sinh có gì khác nhau? Làm sao phân biệt? Cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân là gì?

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày | www.lanhtaychan.com
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày | www.lanhtaychan.com

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày là vấn đề thường gặp. ĐỪNG BỎ QUA nếu bạn muốn biết nguyên nhân và cách xử lý để có thể khắc phục tình trạng này.

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình l www.lanhtaychan.com
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình l www.lanhtaychan.com

Nếu trẻ vẫn bú bình thường và lên cân đều đặn thì không cần quá lo lắng, khi lớn dần thì tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình sẽ cải thiện.

Chế độ ăn cho trẻ béo phì l www.lanhtaychan.com
Chế độ ăn cho trẻ béo phì l www.lanhtaychan.com

Béo phì gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe thể chất và tâm lý của trẻ. Đừng lướt qua phương pháp điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ béo phì dưới đây!

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: nước, nước và nước!
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: nước, nước và nước!

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, hoại tử ống thận, bể thận, viêm quanh thận, viêm kẽ thận, suy thận,...

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? l www.lanhtaychan.com
Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? l www.lanhtaychan.com

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? Cần đưa trẻ đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như rối loạn đông máu, khối u mũi, bệnh bạch cầu

Cách giúp trẻ hết biếng ăn l www.lanhtaychan.com
Cách giúp trẻ hết biếng ăn l www.lanhtaychan.com

Trẻ biếng ăn dẫn đến còi xương, chậm lớn và suy dinh dưỡng là nỗi ưu tư thường trực của tất cả các ông bố bà mẹ. Vậy, cách giúp trẻ hết biếng ăn là gì? 

Suy dinh dưỡng ở trẻ em l www.lanhtaychan.com
Suy dinh dưỡng ở trẻ em l www.lanhtaychan.com

Suy dinh dưỡng ở trẻ em kéo dài sẽ dẫn đến chậm phát triển thể chất lẫn trí não, trẻ sẽ dễ bị mắc bệnh và có nguy cơ tử vong tăng lên so với trẻ bình thường.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng