Chân tay lạnh, huyết áp thấp: 12 lưu ý về dinh dưỡng và sinh hoạt
Chân tay lạnh, huyết áp thấp gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Hãy nằm lòng 12 lưu ý bên dưới giúp bạn phòng tránh tình trạng này.
Bị chân tay lạnh, huyết áp thấp: Có nguy hiểm không?
Khi huyết áp thấp thì khả năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là các chi xa như chân tay sẽ khó khăn hơn, nhiệt lượng và chất dinh dưỡng cung cấp đến chân tay bị giảm sút, do đó chân tay sẽ bị lạnh.
Chân tay lạnh, huyết áp thấp thường kèm theo các triệu chứng sau: hoa mắt, chóng mặt, bị thiếu tập trung, hay quên, đau đầu, da xanh xao, mệt mỏi, khát nước, thậm chí ngất xỉu.
Chân tay lạnh, huyết áp thấp đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp người cao tuổi và phụ nữ có thai.
12 lưu ý về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để phòng ngừa chân tay lạnh, huyết áp thấp
Để bảo vệ tốt bản thân khỏi bị chân tay lạnh, huyết áp thấp, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp là hiệu quả nhất.
Đừng bỏ qua 12 lưu ý dưới đây nếu bạn muốn phòng ngừa chân tay lạnh, huyết áp thấp.
1. Chế độ dinh dưỡng: 6 lưu ý
- Người cơ địa bị huyết áp thấp nên ăn mặn hơn người bình thường, khoảng 10-15g muối mỗi ngày.
- Ăn nhiều chất dinh dưỡng, ăn đủ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn, nên chia ra ăn nhiều lần trong ngày.
- Bổ sung thực phẩm có chứa các thành phần như protein (đạm), vitamin, đặc biệt vitamin C và B.
- Một số thức ăn đồ uống có tác dụng tăng huyết áp như: gừng, cà phê, nước chè đặc, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, hạt sen, long nhãn, táo tàu, quả dâu, nho khô, hạnh nhân, cam thảo rất tốt cho việc kiểm soát huyết áp thấp.
Gừng rất tốt để phòng ngừa chân tay lạnh, huyết áp thấp
- Hạn chế những thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, gạo, cháo, nui, bánh mỳ... và có tính lợi tiểu như: rau cải, râu bắp (râu ngô), dưa hấu, bí ngô...
Dưa hấu có tính lợi tiểu
- Uống nhiều nước có thể giúp tăng thể tích máu, phòng tránh huyết áp thấp. Tránh sử dụng đồ uống có cồn.
2. Chế độ sinh hoạt: 6 lưu ý
- Sinh hoạt điều độ, tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc (8 giờ/ngày).
- Nằm ngủ nên gối đầu thấp, chân cao. Người bị huyết áp thấp rất hay bị hoa mắt, chóng mặt mỗi khi thay đổi tư thế, vì vậy khi ngồi dậy cần phải từ từ. Áp dụng “bí kíp” 30:30:30: nằm vươn vai 30 giây sau thức dậy, không bật lên ngay; từ từ ngồi dậy, đếm tiếp 30 giây; sau đó bỏ chân xuống giường giữ 30 giây trước khi bước đi.
- Nên tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu nhưng không được tắm quá lâu. Ngâm ấm tay chân với gừng và muối trước khi ngủ để không bị chân tay lạnh.
Ngâm chân với gừng và muối để phòng ngừa chân tay lạnh
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xúc động, sợ hãi, lo lắng, buồn rầu.
- Vận động – thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dịch cân kinh…, không nên tập những môn nhào lộn hay tốn nhiều thể lực như điền kinh. Không nên hoạt động ngoài trời khi nhiệt độ đang lên cao.
- Theo dõi huyết áp thường xuyên
12 lưu ý trên rất hữu ích cho bạn để phòng ngừa chân tay lạnh, huyết áp thấp.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy có những dấu hiệu chân tay lạnh, huyết áp thấp xảy ra với bản thân và người thân yêu xung quanh thì cần phải đến gặp bác sĩ gấp để được tư vấn điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
- Dược sĩ Chiêu Dương -
Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm