Dấu hiệu ngộ độc khí than và cách xử lý | www.lanhtaychan.com
Nằm than sau sinh không được khuyến cáo cho phụ nữ sau sinh và trẻ sơ sinh vì rất dễ gây ngộ độc khí than. Vậy dấu hiệu ngộ độc khí than và cách xử lý là gì?
DẤU HIỆU NGỘ ĐỘC KHÍ THAN
Trong khí than có chứa khí CO (khí Carbon monoxide) gây độc cho người tiếp xúc, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Tùy vào độ nặng mà người bị ngộ độc khí than có những biểu hiện khác nhau như sau:
+ Ngộ độc khí than mức độ nhẹ: Đau đầu nhẹ, thở dốc, buồn nôn,…các triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời gian dài.
+ Ngộ độc khí than mức độ trung bình: Đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy, bị tê nhiều bộ phận trên cơ thể, thậm chí có thể tử vong nếu mức độ ngộ độc kéo dài.
+ Ngộ độc khí than mức độ nặng: Các triệu chứng có thể kéo dài vài ngày, người bị ngộ độc khí than bị thờ ơ, vô cảm, dần chuyển sang mê sảng, suy giảm trí nhớ, co giật cơ, ngất, đồng tử giãn, phản xạ yếu với ánh sáng, cứng gáy. Hoặc có thể bệnh nhân tỉnh dần nhưng có biểu hiện bứt rứt, kích động.
Ngoài ra, người bị ngộ độc khí than có thể bị tím ở môi và các đầu ngón tay, ngón chân; co cứng tay chân hoặc có những động tác bất thường. Nạn nhân thấy khó thở, thở trào bọt hồng. Tay chân sưng đau, nước tiểu sẫm màu, đỏ và ít dần.
HẬU QUẢ NGỘ ĐỘC KHÍ THAN
Di chứng thần kinh, tâm thần gặp ở nhiều trường hợp ngộ độc khí than, sau khi hồi phục người bệnh thay đổi tính cách, giảm trí nhớ, giảm tập trung, liệt nửa người, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, cử động chậm, tay chân cứng và run, cơ mặt bị liệt. Những biểu hiện này được gọi là hội chứng thần kinh - tâm thần muộn, chiếm tới 40% trường hợp nạn nhân bị ngộ độc khí carbon monoxide có trong khí than.
XỬ LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP NGỘ ĐỘC KHÍ THAN
Nếu bản thân bạn hoặc người thân bạn có biểu hiện bị ngộ độc khí than thì nên:
+ Di chuyển ra chỗ thoáng để thở không khí trong lành ngay lập tức.
+ Mở toang tất cả các cửa chính và cửa sổ để khí CO bay ra ngoài.
+ Tắt bếp gas, khóa gas hay cắt ngay các lò đang đốt nhiên liệu.
+ Nếu bị ngộ độc khí than mức độ nhẹ, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cải thiện tình trạng mau chóng.
+ Nếu nạn nhân thở yếu hoặc ngừng thở thì cần thực hiện hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt. Sau đó, chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi xe cấp cứu.
Việc giữ ấm cho phụ nữ sau sinh là điều hoàn toàn đúng để bảo vệ sức khỏe mẹ lâu dài, tránh bị đau nhức cơ xương khớp về sau. Tuy nhiên, tuyệt đối không được nằm than/hơ than sau sinh để giữ ấm nhằm tránh nguy cơ bị ngộ độc khí than cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, cần lưu ý tránh luôn cả việc thoa dầu, rượu để giữ ấm vì mùi dầu, rượu nồng làm bé bỏ bú và dễ gây kích ứng cho làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh.
Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, hãy áp dụng giải pháp thay thế hơ than, thoa dầu rượu để giữ ấm cho mẹ sau sinh. Bạn có muốn biết giải pháp đó là gì? Hãy nhấn vào đường link bên dưới!
- Dược sĩ Như Ngọc -
Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị của Bác sĩ.
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm