Trẻ cấp cứu, nhập viện do COVID cao hơn ở nơi có tỷ lệ tiêm ngừa thấp

Trẻ <= 17 tuổi: số ca cấp cứu cao hơn 3,4 lần & nhập viện cao hơn 3,7 lần ở các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất so với các bang có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất.

 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết số ca mắc COVID-19, số lần khám cấp cứu và nhập viện tăng từ tháng 6 đến tháng 8 đối với trẻ từ 17 tuổi trở xuống.

Tỷ lệ tiêm ngừa trong cộng đồng là một yếu tố quan trọng. Báo cáo hàng tuần về số ca bệnh và tử vong từ CDC cho biết trong khoảng thời gian hai tuần vào tháng 8 vừa qua, số lần khám cấp cứu cho trẻ từ 17 tuổi trở xuống cao hơn 3,4 lần ở các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất so với các bang có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất. Số ca nhập viện thì cao gấp 3,7 lần.

 

Trẻ cấp cứu, nhập viện do COVID cao hơn ở nơi có tỷ lệ tiêm ngừa thấp

 

Một báo cáo thứ hai của CDC cho thấy số ca nhập viện COVID ở trẻ em và thanh thiếu niên tăng gấp 5 lần từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 8, thời điểm mà biến thể Delta lây nhiễm cho hàng nghìn người ở Hoa Kỳ.

Số lần nhập viện của trẻ vị thành niên chưa tiêm phòng cao gấp 10 lần số trẻ vị thành niên được tiêm chủng trong thời gian đó.

Chính phủ Hoa Kỳ đã cho phép tiêm vắc-xin Pfizer / BioNTech cho trẻ từ 12 tuổi trở lên vào tháng 5 vừa qua. Vắc-xin Moderna và Johnson & Johnson chỉ được phép tiêm cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Nhưng hai báo cáo của CDC không kết luận rằng biến thể Delta là lý do khiến nhiều trẻ em và thanh thiếu niên phải được khám cấp cứu và nhập viện hơn.

Báo cáo thứ hai của CDC cho biết: “Tỷ lệ trẻ em nhập viện và tỷ lệ thanh thiếu niên bị diễn tiến bệnh nặng là tương đương nhau trước và trong thời kỳ biến thể Delta chiếm ưu thế."

Tiến sĩ Rochelle Walensky - Giám đốc CDC, đã thảo luận về hai báo cáo của CDC vào thứ Năm (02/09) trong một cuộc họp báo, lưu ý rằng dữ liệu không cho thấy biến thể Delta là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn ở trẻ em.

 “Và mặc dù chúng tôi đang quan sát thấy nhiều ca mắc bệnh hơn ở trẻ em cũng như toàn thể dân số, những báo cáo này đã chứng minh rằng không có sự gia tăng mức độ nặng của bệnh ở trẻ em. Thay vào đó, nhiều trẻ em bị COVID-19 hơn là vì có nhiều ca bệnh hơn trong cộng đồng." Tiến sĩ Walensky cho biết.

Điều rõ ràng từ những báo cáo này chính là việc tiêm chủng bao phủ trong cộng đồng giúp bảo vệ con cái của chúng ta”.

 

Trẻ cấp cứu, nhập viện do COVID cao hơn ở nơi có tỷ lệ tiêm ngừa thấp

 

Bất chấp sự gia tăng đáng báo động được mô tả trong hai báo cáo của CDC, tỷ lệ mới mắc COVID ở trẻ em vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ cao điểm vào tháng 1/2021.

CDC cho biết trong tháng 1 tỷ lệ mắc bệnh là 21,2 trường hợp trong số 100.000 trẻ em 0 - 4 tuổi, 30,1 trường hợp trong số 100.000 trẻ em từ 5 - 11 tuổi và 51,7 trường hợp trong số 100.000 trẻ em từ 12-17 tuổi.

Vào tháng 6, các con số này đã giảm xuống lần lượt là 1,7, 1,9 và 2,9 ở các nhóm tuổi đó. Vào tháng 8, con số này đã tăng lên lần lượt là 16,2, 28,5 và 32,7 ở các nhóm tuổi đó.

 

- Dược sĩ Ôn Lương -

 

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/lung/news/20210127/coronavirus-2020-outbreak-latest-updates (04/09/2021)

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Uống bia rượu, đồ uống có cồn sau tiêm vắc-xin COVID-19 có an toàn?
Uống bia rượu, đồ uống có cồn sau tiêm vắc-xin COVID-19 có an toàn?

Uống bia rượu, đồ uống có cồn sau tiêm vắc-xin COVID-19 có an toàn? Nên tránh uống quá nhiều đồ uống có cồn ít nhất vài ngày sau mỗi lần tiêm vắc-xin COVID-19.
Cập nhật mới nhất không thể bỏ qua về biến thể Delta gây COVID-19
Cập nhật mới nhất không thể bỏ qua về biến thể Delta gây COVID-19

Cập nhật mới nhất không thể bỏ qua về biến thể Delta gây COVID-19 từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) để bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng!
Chân tay lạnh, huyết áp thấp: 12 lưu ý về dinh dưỡng và sinh hoạt
Chân tay lạnh, huyết áp thấp: 12 lưu ý về dinh dưỡng và sinh hoạt

Chân tay lạnh, huyết áp thấp gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Hãy nằm lòng 12 lưu ý bên dưới giúp bạn phòng tránh tình trạng này.
Làm thế nào để hết da sần vỏ cam (Cellulite) | www.lanhtaychan.com
Làm thế nào để hết da sần vỏ cam (Cellulite) | www.lanhtaychan.com

Da sần vỏ cam (Cellulite) là tình trạng da có bề mặt lồi lõm, sần sùi giống như vỏ cam, thường gặp ở vùng đùi, mông và bụng. Làm thế nào để hết da sần vỏ cam?
Bắp tay to phải làm sao - 9 cách tốt nhất để có được bắp tay thon gọn
Bắp tay to phải làm sao - 9 cách tốt nhất để có được bắp tay thon gọn

Bắp tay to do nhiều mỡ thừa hoặc cơ thiếu săn chắc.  Bị bắp tay to phải làm sao để thon gọn hơn? Áp dụng ngay 9 cách tốt nhất để có được bắp tay thon gọn sau đây!
Mẹ bầu ăn gì để vào con | www.lanhtaychan.com
Mẹ bầu ăn gì để vào con | www.lanhtaychan.com

Nhiều mẹ bầu lo lắng khi cơ thể tăng cân quá mức nhưng thai nhi vẫn nhẹ cân dù đã gần cuối thai kỳ. Vậy mẹ bầu ăn gì để vào con thay vì vào mẹ?
Thoát khỏi nỗi sợ hãi về bụng rạn đen sau sinh | www.lanhtaychan.com
Thoát khỏi nỗi sợ hãi về bụng rạn đen sau sinh | www.lanhtaychan.com

Bụng rạn đen sau sinh là nỗi ám ảnh thường trực của mẹ sau sinh. Mẹ có muốn mờ rạn, giảm thâm và sở hữu lại được chiếc bụng thon, phẳng với làn da mịn màng?
CÁCH TRỊ RẠN DA | www.lanhtaychan.com
CÁCH TRỊ RẠN DA | www.lanhtaychan.com

Rạn da không chỉ ảnh hưởng về mặt thực thể mà còn gây tổn thương tâm lý. Rạn da xảy ra ở cả nam và nữ.    

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng