Súc miệng với Betadine chưa được chứng minh để ngừa, điều trị COVID-19

“Anti-vaxxers” - những người phản đối tiêm vắc-xin ủng hộ việc súc miệng với Betadine.

Súc miệng với Betadine chưa được chứng minh để ngừa, điều trị COVID-19.

 

Ý tưởng rằng súc miệng bằng thuốc sát khuẩn Betadine giúp ngăn ngừa COVID-19 đang được phát tán trên mạng xã hội. Tuy nhiên cho đến nay chưa có bằng chứng cho thấy nó hoạt động. Ngay cả công ty sản xuất Betadine cũng cho biết về việc chưa có bằng chứng chứng minh tác dụng của Betadine đối với COVID-19.

 

Súc miệng với Betadine chưa được chứng minh để ngừa, điều trị COVID-19

Súc miệng với Betadine chưa được chứng minh để ngừa, điều trị COVID-19

 

Betadine, chứa hoạt chất povidone-iodine, được sử dụng ngoài da để điều trị vết cắt, vết xước, vết bỏng và giúp ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng da nhẹ. Công ty sản xuất cho biết Betadine có thể súc để giảm đau họng nhưng điều đó cũng không có nghĩa là nó có tác dụng chống lại virus coronavirus (virus gây bệnh COVID-19).

“Thuốc sát khuẩn Betadine chưa được phê duyệt để điều trị coronavirus,” - điều này được trích dẫn trong một tuyên bố chính thức trên trang web của công ty.

"Sản phẩm chỉ nên được sử dụng để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng ở các vết cắt nhỏ, vết xước và vết bỏng. Betadine đã không được chứng minh là có hiệu quả để điều trị, phòng ngừa COVID-19 hoặc bất kỳ loại virus nào khác."

Nhưng đã có đoạn video được đăng lên Facebook và Twitter với chú thích bằng tiếng Thái rằng "bác sĩ đề nghị tăng cường miễn dịch để ngăn ngừa Covid-19 bằng cách súc miệng povidone-iodine, bảo vệ phổi khỏi bị virus xâm nhập #TokMaiTiang, ” Newsweek đưa tin.

Video thu hút được các “anti-vaxxers” - những người phản đối tiêm vắc-xin và những người khác nghi ngờ việc tiêm vắc-xin cũng như các phương pháp điều trị COVID-19 tiêu chuẩn khác. Video này đã có 150.000 lượt xem và Newsweek cho biết một số người đã đăng nhận xét trên mạng xã hội nói rằng Betadine có hiệu quả.

Newsweek cho biết các tác dụng phụ ngay tức thì của việc nuốt phải bất kỳ chất sát trùng nào chứa povidone-iodine bao gồm buồn nôn, nôn mửa, yếu người và tiêu chảy. Trường hợp nặng có thể bị suy thận cấp, trụy tim mạch, suy giảm chức năng gan, khó thở, tụt huyết áp, thậm chí tử vong.

 

Súc miệng với Betadine chưa được chứng minh để ngừa, điều trị COVID-19

 

Một sự thúc đẩy tương tự trên mạng xã hội cũng đã xảy ra cách đây không lâu đối với hiệu quả thuốc chống ký sinh trùng ivermectin đối với COVID-19.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đang cảnh báo các bác sĩ nên đề phòng các trường hợp quá liều ivermectin, vì ngày càng có nhiều người mua Ivermectin trong nỗ lực ngăn ngừa hoặc điều trị COVID-19.

Ivermectin - Thuốc được dùng để điều trị bệnh mù sông, nhiễm giun tròn đường ruột ở người và tẩy giun cho vật nuôi và gia súc. Thuốc nước và kem có chứa ivermectin cũng được sử dụng để điều trị chấy và bệnh trứng cá đỏ rosacea.

 

Cần lưu ý, cho đến nay biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ bản thân, gia đình cũng như cộng đồng trước COVID-19 đó chính là tiêm vắc-xin và áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác như 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế).

 

- Dược sĩ Chiêu Dương -

 

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/lung/news/20210127/coronavirus-2020-outbreak-latest-updates (cập nhật 15/9/2021)

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Bật mí cách trị đồi mồi hiệu quả không thể bỏ qua | lanhtaychan.com
Bật mí cách trị đồi mồi hiệu quả không thể bỏ qua | lanhtaychan.com

Bức xạ UV từ mặt trời là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tăng sắc tố, trong đó có đồi mồi. Dùng kem chống nắng đúng cách là cách bảo vệ tốt nhất cho bạn.

Pfizer cho biết vắc-xin COVID là an toàn, hiệu quả cho trẻ 5 - 11 tuổi
Pfizer cho biết vắc-xin COVID là an toàn, hiệu quả cho trẻ 5 - 11 tuổi

Với số lượng ca COVID-19 trẻ em kỷ lục được báo cáo, Pfizer/BioNTech đã thông báo vắc-xin COVID-19 của họ an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch bảo vệ ở trẻ em.

Thời điểm một người bị COVID-19 dễ lây truyền bệnh cho người khác nhất
Thời điểm một người bị COVID-19 dễ lây truyền bệnh cho người khác nhất

Thời điểm một người bị COVID-19 dễ lây truyền bệnh cho người khác nhất?

Hai ngày trước và ba ngày sau khi xuất hiện triệu chứng là thời điểm dễ lây nhiễm nhất.

Hãy nghĩ đến SUY GIÁP nếu THƯỜNG XUYÊN LẠNH TAY CHÂN, da khô, tóc giòn
Hãy nghĩ đến SUY GIÁP nếu THƯỜNG XUYÊN LẠNH TAY CHÂN, da khô, tóc giòn

Đừng chủ quan nếu bạn thường xuyên lạnh tay chân, da khô nẻ và tóc giòn dễ gãy! Vì đây là những triệu chứng rất hay gặp ở bệnh lý suy giáp. 

SỰ THẬT BẤT NGỜ VỀ MỠ BỤNG | www.lanhtaychan.com
SỰ THẬT BẤT NGỜ VỀ MỠ BỤNG | www.lanhtaychan.com

Có 2 loại mỡ: mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Mỡ nội tạng nguy hiểm hơn. Người gầy cũng có thể có nhiều mỡ nội tạng. Làm gì để giảm mỡ bụng.

 

Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim liên quan đến tiêm vắc-xin Moderna
Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim liên quan đến tiêm vắc-xin Moderna

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) được cho là đang xem xét lại tình trạng viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim liên quan đến tiêm vắc-xin Moderna.

Viên uống cấp nước cho da có thực sự thần kỳ | www.lanhtaychan.com
Viên uống cấp nước cho da có thực sự thần kỳ | www.lanhtaychan.com

Bạn có biết: uống đủ nước sẽ giúp da căng mọng, kiểm soát tiết dầu, giảm mụn, đặc biệt là cải thiện nám? Uống viên uống cấp nước cho da thì không cần uống nước?

CÁCH GIẢM MỠ BỤNG TRÊN GIƯỜNG | www.lanhtaychan.com
CÁCH GIẢM MỠ BỤNG TRÊN GIƯỜNG | www.lanhtaychan.com

Bạn có biết? Chỉ cần nằm trên giường đúng cách cũng giúp giảm mỡ bụng. 
Chỉ cần ngủ đủ 6-7 tiếng bạn đã giảm mỡ bụng so với ngủ ít hơn 5 giờ hoặc nhiều hơn 8 giờ mỗi đêm.

 


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng