Tác dụng của đậu nành | www.lanhtaychan.com
Tác dụng của đậu nành rất đáng chú ý: giàu đạm, chất béo có lợi, Kali, sắt chất xơ, không cholesterol, giúp xương chắc khỏe, giảm ung thư vú, tuyến tiền liệt.
Giàu đạm
Tác dụng của đậu nành - Giàu đạm
Không giống như hầu hết các loại đạm thực vật khác, đậu nành có tất cả 9 axit amin thiết yếu cho cơ bắp và xương khỏe mạnh. Cơ thể không thể tự tạo ra những axit amin này, những người không ăn chay chủ yếu lấy các axit amin này từ đạm động vật như thịt bò, thịt gà và trứng. Đối với người ăn chay, thuần chay, đậu nành là nguồn cung cấp đạm chủ yếu.
Tốt cho tim mạch
Tác dụng của đậu nành - Tốt cho tim mạch
Chỉ 10% -15% chất béo trong đậu nành là chất béo bão hòa. Các nguồn đạm khác như thịt bò, thịt heo (lợn) có nhiều chất béo bão hòa hơn so với đậu nành. Chất béo bão hòa thường chuyển thành chất rắn ở nhiệt độ phòng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Thay đổi một phần các món thịt bằng các chế phẩm từ đậu nành rất có lợi cho sức khỏe của bạn.
Giàu chất béo có lợi cho sức khỏe
Tác dụng của đậu nành - Giàu chất béo có lợi cho sức khỏe
Hầu hết chất béo trong đậu nành là chất béo không bão hòa đa, bao gồm chất béo omega-6 và omega-3 rất quan trọng cho cơ thể, tốt cho tim mạch và giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh.
Không chứa Cholesterol
Tác dụng của đậu nành - Không chứa Cholesterol
Như tất cả các loại rau và ngũ cốc, thực phẩm từ đậu nành tự nhiên không có cholesterol. Một số nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần thêm đạm đậu nành vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm 4% -6% LDL (hay còn gọi là cholesterol “xấu”). Cholesterol "xấu" đóng tại thành mạch gây xơ vữa thành mạch.
Giàu chất xơ
Tác dụng của đậu nành - Giàu chất xơ
Đậu nành có khoảng 10 gam chất xơ mỗi 100g đậu nành (so sánh với 0 gam đối với protein động vật như bít tết, thịt gà và cá). Đậu nành giàu chất xơ có thể giúp giảm lượng cholesterol hấp thu vào cơ thể từ các thực phẩm khác. Chất xơ còn giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn.
Giàu Kali
Tác dụng của đậu nành - Giàu Kali
Một ly đậu nành nhỏ có 886mg kali, gấp đôi lượng kali trong một quả chuối cỡ vừa và bằng một phần ba nhu cầu kali trong 1 ngày.
Giàu sắt
Tác dụng của đậu nành - Giàu sắt
Những người ăn chay cần bổ sung gấp đôi lượng chất sắt vì cơ thể họ không hấp thụ tốt chất sắt từ các nguồn thực vật. Một cốc đậu nành có khoảng 9mg sắt, nam giới cần khoảng 8mg và nữ giới cần 18mg sắt mỗi ngày.
Giảm huyết áp
Tác dụng của đậu nành - Giảm huyết áp
Sử dụng đậu nành thường xuyên trong chế độ ăn uống giúp tránh bị tăng huyết áp. Đậu nành chứa nhiều đạm nhưng ít bột đường giúp kiểm soát huyết áp. Đậu nành có thể giúp giảm 2 - 5mmHg huyết áp tâm thu, làm giảm tỷ lệ đột quỵ tới 14%.
Giúp xương chắc khỏe
Tác dụng của đậu nành - Giúp xương chắc khỏe
Phụ nữ mãn kinh bị mất nhiều khối lượng xương, làm cho xương giòn và dễ gãy hơn. Các bác sĩ thường kê toa estrogen để điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Isoflavon trong đậu nành có tác dụng tương tự estrogen. Một số nghiên cứu cho thấy rằng isoflavon có thể giúp xương chắc khỏe hơn ở phụ nữ mãn kinh.
Giảm ung thư vú
Tác dụng của đậu nành - Giảm ung thư vú
Đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ Đặc biệt nếu bạn ăn nhiều đậu nành khi còn trẻ có thể làm giảm một nửa khả năng bị mắc ung thư vú. Thậm chí, một số phụ nữ chỉ ăn nhiều đậu nành khi trưởng thành cũng ít bị ung thư vú hơn. Các nhà khoa học nghĩ rằng isoflavon trong đậu nành, thực sự có thể giúp thu nhỏ các khối u ung thư.
Giảm ung thư tuyến tiền liệt
Tác dụng của đậu nành - Giảm ung thư tuyến tiền liệt
Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở nam giới trên toàn thế giới. Ở châu Á, nơi mọi người ăn nhiều đậu nành hơn, nam giới ít bị ung thư tuyến tiền liệt hơn. Các nhà khoa học cho rằng isoflavon, chủ yếu là genistein và daidzein, làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của khối u tuyến tiền liệt.
- Dược sĩ Chiêu Dương -
Bài viết tham khảo nội dung từ trang web www.webmd.com.
Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của Bác sĩ.
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm