GỪNG TƯƠI NGĂN NGỪA SA SÚT TRÍ TUỆ & ALZHEIMER | www.lanhtaychan.com

Trên 60 tuổi, sa sút trí tuệ sẽ nhiều hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hãy lắng nghe chia sẻ từ Bác sĩ chuyên khoa.

 

 

Sa sút trí tuệ (Dementia)

70% do Alzheimer*

*Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, 70% bệnh nhân sa sút trí tuệ là do Alzheimer

 

GỪNG TƯƠI GIÚP NGĂN NGỪA SA SÚT TRÍ TUỆ, KÉO DÀI TUỔI THỌ


•    Sa sút trí tuệ là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi. Khoảng 6-10% người trên 60 tuổi mắc sa sút trí tuệ. 
•    Theo nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương Việt Nam cho thấy khoảng 4,6 % người cao tuổi (>60 tuổi) mắc sa sút trí tuệ. Trung bình cứ sau mỗi 5 năm, tỷ lệ này lại tăng gần gấp đôi, nghĩa là 10% ở 65 tuổi... (theo Tiến sĩ BS Trần Viết Lực). Trên thế giới theo WHO, tỉ lệ này khoảng 5-8%.


DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGƯỜI THÂN BỊ SA SÚT TRÍ TUỆ

 

Giảm trí nhớ: Giảm khả năng học, tiếp nhận thông tin mới, thường lặp đi lặp lại câu hỏi hoặc câu chuyện đang nói. Quên tên đồ vật, quên chỗ cất các vật dụng nên hay than phiền mất đồ.
Giảm ngôn ngữ: Khó khăn khi tìm từ, không diễn tả, mô tả rõ ràng sự việc. Giảm nói lưu loát. Không nói được những câu phức tạp. Khả năng hiểu khi nghe người khác nói còn tương đối tốt.
Giảm thị giác: Không nhận ra khuôn mặt người quen, kể cả con cháu. Giảm khả năng định hướng không gian (lạc ở những nơi quen thuộc, không vẽ được các hình theo không gian 3 chiều).
Giảm chức năng điều hành, phán đoán:  ở những người còn làm việc: Giảm khả năng lên kế hoạch, dự đoán, giảm khả năng tiếp nhận và xử lý nhiều thông tin để đưa ra quyết định.
Giảm hoạt động chức năng: Giảm các hoạt động cơ bản hàng ngày: ăn uống, chải chuốt, mặc quần áo, đi vệ sinh

Hoang tưởng mất trộm, than phiền, nghi ngờ chồng/ vợ/ người thân không chung thuỷ
Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, rối loạn chu kỳ thức – ngủ.  Đi lang thang và kích động.

Sa sút trí tuệ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn của người thân

 

NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN SA SÚT TRÍ TUỆ

•    Do bệnh Alzheimer*:  70%
•    Do bệnh lý mạch máu: 15-20%
•    Liên quan đến rượu
•    Một số bệnh lý khác.

- Sau khi chẩn đoán xác định sa sút trí tuệ bằng hàng loạt trắc nghiệm, xét nghiệm và khám lâm sàng, Bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị cho bệnh nhân sa sút trí tuệ với các loại thuốc chính như Thuốc ức chế acetylcholinesterase giúp làm chậm tiến triển của bệnh (Aricept, Exelon, Reminyl).

Lưu ý điều trị chỉ làm chậm tiến triển sa sút trí tuệ, Alzheimer chứ không thể hết bệnh hoàn toàn.


- Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần được tăng cường vitamin E, Gingko... trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

 

 

Trong tự nhiên, có bài thuốc đơn giản an toàn giúp cải thiện tình trạng sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer là CỦ GỪNG TƯƠI - GINGER

- Thành phần hóa học có trong củ gừng bao gồm: chứa tinh dầu (từ 1% – 3%), bao gồm các chất Zingiberene và Beta-bisabolene, Sesquiphellandrene. Chất cay trong củ gừng từ 1% – 2.5% Shogaols và Gingerols.

Các thành phần Zingiberene và Beta-sesquiphellandrene chiếm tỷ lệ cao nhất trong củ gừng tươi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ tuổi già.

- Gừng giúp giải toả stress: Nhờ chứa chất Cineole nên gừng có thể giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp cho giấc ngủ ngon và sảng khoái.
- Gừng giúp giảm đau xương khớp và đau cơ bằng cách ức chế sự sinh tổng hợp các chất prostaglandin gây viêm, giúp cải thiện tình trạng viêm khớp gối và đau nhức.  
- Giúp kéo dài tuổi thọ: Sử dụng gừng và các sản phẩm chiết xuất của gừng thường xuyên còn có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ vì trong gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể và ngăn ngừa sự oxy hóa gây hại cho tế bào.

 

Các bài thuốc từ GỪNG TƯƠI

 

Bài 1: Uống trà với 1-2 lát gừng tươi hoặc ăn 1-2 lát gừng tươi vào buổi sáng:

 

Lưu ý: sử dụng gừng tươi, không thay thế bằng trà bột gừng hoặc trà gừng túi lọc.

 

Bài 2: Ngậm gừng tươi trước khi đi ngủ

 

 

Bài 3: Ngâm gừng tươi mật ong.

 

Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, mật ong
Cách làm: dùng củ gừng tươi, rửa sạch, cạo vỏ, ép lấy chừng 2 thìa canh nước cốt gừng rồi trộn với 1-2 muỗng mật ong để tạo hỗn hợp nước gừng mật ong. Nên uống 1-2 lần/ ngày.

 

Bài viết sa sút trí tuệ trên www.lanhtaychan.com có tham khảo tài liệu của Tổ chức y tế thế giới WHO-link: https://www.who.int/mental_health/neurology/dementia/Dementia_Guidelines_Evidence_Profiles.pdf?ua=1, không thay thế điều trị của BS chuyên khoa của bạn.

- BS Hương Thu-

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

TÌNH DỤC VÀ CÔNG THỨC SỐ 9 | www.lanhtaychan.com
TÌNH DỤC VÀ CÔNG THỨC SỐ 9 | www.lanhtaychan.com

Chuyện phòng the ai cũng e dè khi nhắc đến mà thật ra đó là một phần quan trọng của đời sống sức khỏe người cao tuổi.  
GHẾ TÌNH YÊU GIẢI PHÁP CHO NGƯỜI CAO TUỔI | www.lanhtaychan.com
GHẾ TÌNH YÊU GIẢI PHÁP CHO NGƯỜI CAO TUỔI | www.lanhtaychan.com

Tại Anh, hơn 150 năm trước, Vua Edward VII- Vương quốc Anh đã cho thiết kể và sử dụng ghế tình yêu như dụng cụ hỗ trợ tăng ham muốn, tạo cảm xúc mới lạ và kéo dài yêu đương. Ghế tình yêu phù hợp với người cao tuổi, hỗ trợ xương sống, phòng đau gối, đau lưng trong và sau khi quan hệ.    
Lạnh Tay Chân cảnh báo điều gì? | www.lanhtaychan.com
Lạnh Tay Chân cảnh báo điều gì? | www.lanhtaychan.com

Lạnh tay chân là gì? cảnh báo của cơ thể! có nguy hiểm không? Bấm vào đây hoặc vào trang web chính thức www.lanhtaychan.com để lắng nghe ý kiến từ Chuyên gia - Lạnh Tay Chân
BÍ KÍP VÀNG 30-30-30! NGƯỜI CAO TUỔI LẠNH TAY CHÂN PHẢI BIẾT| www.lanhtaychan.com
BÍ KÍP VÀNG 30-30-30! NGƯỜI CAO TUỔI LẠNH TAY CHÂN PHẢI BIẾT| www.lanhtaychan.com

Chóng mặt, hoa mắt, choáng khi thay đổi tư thế đột ngột, nguy hiểm hơn là té ngã, người cao tuổi cần biết và thực hiện ngay bí kíp vàng 30-30-30 nhé.  
Chân tay lạnh và run ở người lớn tuổi: 4 cách khắc phục tại nhà
Chân tay lạnh và run ở người lớn tuổi: 4 cách khắc phục tại nhà

Đa số người lớn tuổi đều than phiền về chân tay lạnh và run. Đừng bỏ qua 4 cách khắc phục đơn giản tại nhà để giúp người cao tuổi cải thiện tình trạng này!  
KHÔ ÂM ĐẠO TUỔI MÃN KINH PHẢI LÀM SAO? | www.lanhtaychan.com
KHÔ ÂM ĐẠO TUỔI MÃN KINH PHẢI LÀM SAO? | www.lanhtaychan.com

Cứ 3 phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh sẽ có 2 người bị khô âm đạo.  Khô âm đạo không chỉ là cảm giác nóng rát, khó chịu mà còn gây đau khi quan hệ.    

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng