Lạnh Tay Chân cảnh báo điều gì? | www.lanhtaychan.com

Lạnh tay chân là gì? cảnh báo của cơ thể! có nguy hiểm không?

Bấm vào đây hoặc vào trang web chính thức www.lanhtaychan.com để lắng nghe ý kiến từ Chuyên gia - Lạnh Tay Chân

Lạnh tay chân không phải bệnh

nhưng cảnh báo có bệnh!

Trời nóng nhưng tay chân lúc nào cũng lạnh ngắt: Dấu hiệu của những bệnh  nguy hiểm | Báo dân sinh

Lạnh tay chân là gì? khi không ở trong môi trường lạnh, nhiệt độ thấp, chúng ta vẫn cảm thấy lạnh hoặc rất lạnh ở tay, chân. Khi sờ vào thấy vùng tay, chân đặc biệt là bàn tay, bàn chân sẽ thấy da vùng này lạnh hơn các phần khác trên cơ thể.

- Nếu thỉnh thoảng, chúng ta thấy lạnh tay chân thì là do đó là phản ứng tự nhiên, tự bảo vệ của cơ thể để thích nghi với môi trường, điều kiện bên ngoài, đừng lo lắng, điều này không đáng ngại.

- Nếu lạnh tay chân xảy ra thường xuyên, hàng ngày, hàng đêm thì chúng ta cần lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh tiềm ẩn gây ra giảm lưu thông máu, vận mạch đến các cơ quan trong đó có những nơi cách xa tim như bàn tay, bàn chân là dễ nhận biết và cảm nhận nhất.

- Đặc biệt lưu ý lạnh tay chân trên những đối tượng đặc biệt như người cao tuổi (trên 60 tuổi), phụ nữ sau sinh, trẻ em.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ hoặc tìm phương án chữa lạnh tay chân?

- Nếu bạn có các dấu hiệu nhận biết như trên, lặp đi, lặp lại hoặc xảy ra thường xuyên thì nên tìm phương pháp chữa trị triệu chứng ngay hôm nay để giữ ấm bàn tay, bàn chân

Đồng thời nên gặp Bác sĩ để thăm khám, làm các xét nghiệm, tầm soát các bệnh lý về tim mạch, mạch máu, bệnh mạn tính ảnh hưởng đến lưu thông máu như tiểu đường, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, mỡ máu v.v….

Nguyên nhân nào gây ra chứng lạnh tay chân?

Con người là loài động vật máu nóng nên khi chúng ta tiếp xúc với môi trường lạnh hơn nhiệt độ cơ thể, cơ thể sẽ có cơ chế tự điều chỉnh để giữ thân nhiệt ổn định.

Nếu thân nhiệt bị hạ thấp, lưu thông máu ở tay, chân, tai, mũi sẽ giảm để tập trung làm ấm các bộ phận còn lại của cơ thể đặc biệt là các cơ quan quan trọng như tim, não, thận, gan, mắt... Khi nhiệt độ ở dưới mức đóng băng, hiện tượng đóng băng có thể xuất hiện ở những bộ phận có máu lưu thông ít.

Các nguyên nhân gây ra bệnh lạnh tay chân bao gồm:

Do yếu tố bên ngoài:

- Chấn thương do đông lạnh: xảy ra khi cơ thể hoặc tay, chân tiếp xúc, chìm  môi trường có nhiệt độ đóng băng như tuyết, nước lạnh, đá trong thời gian dài…da, thần kinh và mạch máu sẽ bị tổn thương.
 

- Mề đay, cước da: xảy ra khi tiếp xúc với môi trường lạnh- không đóng băng, ẩm ướt trong một thời gian dài, dấu hiệu nhận biết là những vết hồng ban, sẩn đỏ nổi trên da, đôi khi kèm ngứa, châm chích.

- Hiện tượng Raynaud: mạch máu co hẹp bất thường của các mạch máu khiến bàn tay, bàn chân lạnh, da trắng, tái hơn vùng da khác.


Do yếu tố bên trong cơ thể:

 

- Đái tháo đường

- Huyết áp thấp

- Xơ vữa động mạch

- Thiếu máu thiết sắt

- Phụ nữ sau sinh

- Suy dinh dưỡng, suy nhược

- Lupus ban đỏ

- Xơ cứng bì…

 

Ai thường mắc chứng lạnh tay chân?

Các đối tượng đặc biệt như Người cao tuổi, có mắc bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, huyết áp thấp, nam hút thuốc lá lâu năm, COPD…

Phụ nữ sau sinh, thiếu máu thiết sắt

Trẻ em

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến Bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng lạnh tay chân?

- Nếu lạnh tay chân do tác động của yếu tố bên ngoài như cóng, bỏng do lạnh, bạn nhanh chóng tìm cách loại bỏ yếu tố gây lạnh ngay lập tức như dùng khăn, vải bông quấn vùng tay, sấy, sưởi ấm vùng cơ thể đó để giảm tác động của môi trường càng sớm càng tốt
 

- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để sơ, cấp cứu, tại đó các Bác sĩ sẽ chiếu đèn hoặc ngâm vào dung dịch có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể giúp làm ấm nhanh chóng. Các Bác sĩ sẽ quan sát, đánh giá tình trạng lưu thông máu và tổn thương để chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất.  
 

- Nếu nhẹ, bạn có thể ra về, nếu đã xuất hiện các vết phồng, rộp hoặc vùng da tổn thường chuyển màu tím, đen, giảm cảm giác bạn có thể phải nhập viện để được theo dõi điều trị tiếp.

Bên cạnh điều trị, người bệnh có thể tham khảo 5 cách đơn giản giúp người lạnh tay chân giữ ấm như sau:


Cách 1: Ngâm ấm tay chân với gừng và muối, nước ấm 40-50oC

 

 

Cách 2:  Thể dục, vận động như đi bộ, yoga, thái cực quyền, dịch cân kinh

Tham khảo luyện tập phất tay Dịch Cân Kinh, phương pháp rất đơn giản dễ thực hiện cho cả người cao tuổi, phụ nữ sau sinh, trẻ em để tăng cường lưu thông máu đến tay chân và giảm một số triệu chứng các bệnh mạn tính giúp giảm tình trạnh lạnh tay chân

Chỉ cần chăm vẩy tay mỗi ngày sẽ chẳng lo bệnh tật

 

Cách 3: Mát xa lòng 2 bàn tay, 2 bàn chân
Xoa bóp và chà xát 2 lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân liên tiếp 10 lần hoặc đến khi hết lạnh tay chân.

Hướng dẫn cách tự xoa bóp chân tay chữa mất ngủ "dễ như ăn kẹo" - Nhà thuốc  an dược

 

Cách 4: Bổ sung thức ăn giàu chất sắt

Chất sắt giúp tăng tạo máu như lòng đỏ trứng gà, thịt bò, đậu nành, củ dền, cải thìa, cải xoăn, bông cải xanh…

THỰC PHẨM GIÀU SẮT BỔ MÁU THUẦN THỰC VẬT - Ăn đơn giản - Sống thảnh thơi

 

Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp gia tăng thể tích tuần hoàn, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.

Cách 5: Bí kíp vàng 30-30-30!

Nghỉ ngơi ở tư thế nằm, ngủ đủ giấc và thực hiện cách 30-30-30 khi thức dậy, tránh thay đổi thư thế đột ngột.

Việc đầu tiên sau khi thức dậy buổi sáng không phải là uống nước hay đại  tiện, mà là vấn đề này

Nằm yên 30 giây sau khi thức giấc, không ngồi bật dậy

Quy tắc "3 cái nửa phút, 3 cái nửa giờ" để ngừa cái chết đột ngột -  KhoaHoc.tv

Ngồi lên nhẹ nhàng và giữ yên 30 giây, không vội vã bước xuống khỏi giường

6 thói quen để buổi sáng tràn đầy năng lượng | Edu2Review

Đứng lên và giữ yên 30 giây, sau đó từ từ bước đi, khởi đầu một ngày tốt lành!

Đừng xem thường và bỏ qua chứng lạnh tay chân vì đó là dấu hiệu cảnh báo cho chúng ta biết cơ thể đang bất ổn, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ của bạn để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân của lạnh tay chân.

Các bài viết của lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa của Bác sĩ.

-Bác sĩ Hoàng Anh-

 

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

KHÔ ÂM ĐẠO TUỔI MÃN KINH PHẢI LÀM SAO? | www.lanhtaychan.com

KHÔ ÂM ĐẠO TUỔI MÃN KINH PHẢI LÀM SAO? | www.lanhtaychan.com

Cứ 3 phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh sẽ có 2 người bị khô âm đạo.  Khô âm đạo không chỉ là cảm giác nóng rát, khó chịu mà còn gây đau khi quan hệ.    
BÍ KÍP VÀNG 30-30-30! NGƯỜI CAO TUỔI LẠNH TAY CHÂN PHẢI BIẾT| www.lanhtaychan.com

BÍ KÍP VÀNG 30-30-30! NGƯỜI CAO TUỔI LẠNH TAY CHÂN PHẢI BIẾT| www.lanhtaychan.com

Chóng mặt, hoa mắt, choáng khi thay đổi tư thế đột ngột, nguy hiểm hơn là té ngã, người cao tuổi cần biết và thực hiện ngay bí kíp vàng 30-30-30 nhé.  
Chân tay lạnh và run ở người lớn tuổi: 4 cách khắc phục tại nhà

Chân tay lạnh và run ở người lớn tuổi: 4 cách khắc phục tại nhà

Đa số người lớn tuổi đều than phiền về chân tay lạnh và run. Đừng bỏ qua 4 cách khắc phục đơn giản tại nhà để giúp người cao tuổi cải thiện tình trạng này!  
TÌNH DỤC VÀ CÔNG THỨC SỐ 9 | www.lanhtaychan.com

TÌNH DỤC VÀ CÔNG THỨC SỐ 9 | www.lanhtaychan.com

Chuyện phòng the ai cũng e dè khi nhắc đến mà thật ra đó là một phần quan trọng của đời sống sức khỏe người cao tuổi.  
GỪNG TƯƠI NGĂN NGỪA SA SÚT TRÍ TUỆ & ALZHEIMER | www.lanhtaychan.com

GỪNG TƯƠI NGĂN NGỪA SA SÚT TRÍ TUỆ & ALZHEIMER | www.lanhtaychan.com

Trên 60 tuổi, sa sút trí tuệ sẽ nhiều hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hãy lắng nghe chia sẻ từ Bác sĩ chuyên khoa.    
GHẾ TÌNH YÊU GIẢI PHÁP CHO NGƯỜI CAO TUỔI | www.lanhtaychan.com

GHẾ TÌNH YÊU GIẢI PHÁP CHO NGƯỜI CAO TUỔI | www.lanhtaychan.com

Tại Anh, hơn 150 năm trước, Vua Edward VII- Vương quốc Anh đã cho thiết kể và sử dụng ghế tình yêu như dụng cụ hỗ trợ tăng ham muốn, tạo cảm xúc mới lạ và kéo dài yêu đương. Ghế tình yêu phù hợp với người cao tuổi, hỗ trợ xương sống, phòng đau gối, đau lưng trong và sau khi quan hệ.    

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng