Giải quyết vấn đề kinh điển của mẹ bầu: Tay chân lạnh khi mang thai
Tay chân lạnh khi mang thai là vấn đề kinh điển mà hầu hết mẹ bầu phải đối mặt. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây nếu mẹ bầu muốn biết cách giải quyết vấn đề này.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tay chân lạnh khi mang thai
- Tay chân thuộc thành phần ngoại vi của cơ thể nên lưu thông máu đến tay chân khó hơn các bộ phận khác. Thường thai nhi sẽ gây nặng nề, chèn ép khiến mẹ bầu ít vận động, ảnh hưởng đến sự lưu thông máu đến các chi - tay chân, tay chân ít được tưới máu hơn nên gây ra tình trạng tay chân lạnh khi mang thai.
- Thêm vào đó, nhu cầu một số vitamin và khoáng chất như sắt ở mẹ bầu cao hơn so với nhu cầu thông thường. Thiếu sắt thường là vấn đề gặp phải ở mẹ bầu. Sắt là thành phần không thể thiếu với quá trình tạo máu, nếu thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Nếu bị thiếu máu, lưu lượng máu ít hơn bình thường, tuần hoàn máu đến tay chân kém sẽ khiến cho tay chân lạnh khi mang thai.
- Nếu mẹ bầu mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, suy tuyến giáp thì cũng khiến cho tuần hoàn máu giảm và gây nên tình trạng tay chân lạnh khi mang thai.
Các cách đơn giản tại nhà cho mẹ bầu để giải quyết tay chân lạnh khi mang thai
- Ngâm ấm chân tay với nước ấm pha gừng và muối:
Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ cỡ 2 ngón tay (khoảng 20-30g) - như hình minh họa đem đập dập rồi cho vào đun sôi trong 10 phút với nửa nồi nước, nhớ đậy nắp kín để tránh bay hơi một số chất trong gừng. Pha thêm nước lạnh và muối vào nước gừng để cho nhiệt độ còn khoảng 40 - 50oC (sờ thấy ấm vừa, ấm hơn nhiệt độ cơ thể - 37oC một chút) thì ngâm tay chân. Áp dụng mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt, từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng tay chân lạnh khi mang thai.
- Trang phục: Mặc trang phục giữ ấm, đeo bao tay và mang tất, đặc biệt là khi trời lạnh. Có thể sử dụng túi sưởi để ủ ấm.
- Dinh dưỡng: Chế độ ăn hợp lý tùy từng giai đoạn thai kỳ, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất như sắt. Uống đủ nước.
- Mát xa tay chân: Khi mang thai mẹ bầu cần có một người khác mát xa cho mình. Lưu ý nếu bị nguy cơ bị tiền sản giật hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu, thì mẹ bầu nên tránh mát xa chân.
Khi mát xa chân, cho mẹ bầu nằm hoặc ngồi cho thoải mái. Thoa một lượng dầu mát xa lên bàn chân.
Mát xa bàn chân: Dùng ngón tay cái chà nhẹ vào chỗ nhiều thịt, phía sau mỗi ngón chân, trong vòng 30 giây. Vuốt ve đều đặn, liên tục hoặc nhẹ nhàng di chuyển ngón tay dọc theo bàn chân. Xoa bóp nhẹ nhàng từng kẽ của ngón chân. Để mát xa lòng bàn chân, dùng 2 tay giữ lòng bàn chân, ấn hai đầu ngón cái chậm rãi, dọc theo chiều dài của lòng bàn chân, từ gót tới các ngón chân. Lặp lại các thao tác này và mát xa bàn chân khoảng 5 – 8 phút.
Mát xa cẳng chân: Sau khi mát xa bàn chân, di chuyển tiếp lên khu vực mắt cá chân và mát xa nhẹ nhàng khu vực này. Sau đó, dùng hai tay nhẹ nhàng xoa từ khuỷu chân đến bắp đùi. Nhẹ nhàng xoa bóp bắp chân để giúp lưu thông máu, giảm sưng phù. Cuối cùng, xoa bóp nhẹ nhàng dọc từ bắp đùi xuống bắp chân. Lặp lại các động tác này khoảng 10 phút hoặc lâu hơn rồi đổi sang chân khác.
- Vận động - thể dục: Nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga, bơi lội, tập Kegel
Đi bộ 30 phút mỗi ngày rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
Yoga mang lại cho mẹ bầu nhiều lợi ích không ngờ, trrong đó có lưu thông khí huyết giúp cải thiện tay chân lạnh khi mang thai. Mỗi thời điểm, giai đoạn của thai kỳ đều có những bài tập yoga riêng biệt, bà bầu cần tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ để có quá trình luyện tập khoa học nhất có thể.
Bơi lội sẽ giảm áp lực lên khớp xương, giảm đau khớp, giúp máu lưu thông tốt, , khắc phục tay chân lạnh khi mang thai, duy trì nhịp tim và tinh thần ổn định cho mẹ bầu. Không nên bơi quá lâu hoặc bơi khi nước quá lạnh.
Bài tập Kegel: mẹ bầu cần xác định chính xác vị trí của cơ sàn chậu. Hãy để ý khi đang đi tiểu, việc ngưng dòng nước có nghĩa là cơ thể đã tác động khép chặt cơ sàn chậu. Bài tập Kegel sẽ tập trung ở động tác này. Thực hiện bài tập bằng cách: thắt chặt cơ giữ trong ít nhất 10 giây, thả ra và tiếp tục, lặp lại động tác này 4 - 5 lần. Mỗi ngày 1 hoặc một vài lần nếu đã quen. Mới đầu, việc thực hiện động tác này khá khó khăn, hãy khởi đầu dễ dàng bằng cách tập Kegel khi đang nằm. Sau khi đã quen, bạn có thể tập ở bất cứ đâu và tư thế nào như đứng, ngồi, nằm.
- Sinh hoạt: Tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc. Việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, bà bầu cũng cần đi ngủ trước 23h và nên dành khoảng 30 phút ngủ trưa để đảm bảo sự có một thai kỳ luôn khỏe mạnh.
Nếu tay chân lạnh khi mang thai kèm thêm các triệu chứng như mệt mỏi, rụng tóc, hay quên, trí nhớ suy giảm…. thì có thể mẹ bầu đã bị mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp như thiếu máu, suy tuyến giáp… dẫn đến nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra sức khỏe không tốt như nhẹ cân, thiếu máu, suy hô hấp. Lúc này bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám ngay.
Với các biện pháp đơn giản tại nhà để cải thiện tay chân lanh khi mang thai như đã nêu trên, mẹ bầu cần trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện.
Chúc mẹ bầu sẽ không bị tay chân lạnh khi mang thai nữa và sớm chào đón sự ra đời của bé con yêu dấu.
- Dược sĩ Minh Doanh -
Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm