Đang cho con bú có tẩy giun được không | www.lanhtaychan.com

Đang cho con bú có tẩy giun được không?

Tùy vào đó là tẩy giun định kỳ, tẩy giun khi xác định bị nhiễm hoặc tẩy giun sán đặc biệt mà sẽ có cách xử lý khác nhau.

 

 

1. TẨY GIUN ĐỊNH KỲ

 

Đang cho con bú có tẩy giun được không | www.lanhtaychan.com

Đang cho con bú có tẩy giun được không

 

Bởi vì tỉ lệ nhiễm giun (đặc biệt giun đũa) ở nước ta rất cao, như ở miền Bắc có nơi tỉ lệ nhiễm đến 86-98%, nên việc tẩy giun định kỳ là cần thiết để phòng ngừa nhiễm giun. Tuy nhiên, đối với mẹ đang cho con bú, sức khỏe ổn định và không thấy dấu hiệu nhiễm giun, tốt nhất là mẹ nên đợi đến khi bé cai sữa mới tiếp tục việc tẩy giun định kỳ trở lại.

Chú ý giữ vệ sinh ăn uống, sinh hoạt như ăn chín uống sôi, rửa tay thường xuyên, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ… để hạn chế nhiễm giun trong giai đoạn đang cho con bú.

 

2. TẨY GIUN KHI XÁC ĐỊNH BỊ NHIỄM

 

Đang cho con bú có tẩy giun được không | www.lanhtaychan.com

Đang cho con bú có tẩy giun được không

 

Khi phát hiện một số dấu hiệu nhiễm giun như quan sát thấy giun kim ở phân, đau bụng, sụt cân, buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy..., mẹ cần đi khám và làm một số xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để xác định chắc chắn mình có nhiễm giun hay không. Nếu bị nhiễm, mẹ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nên trình bày với bác sĩ về việc đang cho con bú và hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ cho con bú khi dùng thuốc điều trị giun. Thông thường, mẹ nên ngưng cho bé bú khoảng 2 ngày sau khi uống thuốc để thuốc có thời gian đào thải hết ra ngoài cơ thể.

 

3. NHIỄM GIUN SÁN ĐẶC BIỆT

 

Đang cho con bú có tẩy giun được không | www.lanhtaychan.com

Đang cho con bú có tẩy giun được không

 

Mẹ đang cho con bú có thể bị nhiễm giun sán đặc biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, như nhiễm sán lá lớn ở gan (Fasciola sp.) gây áp xe gan, nhiễm sán lá phổi (Paragonimus westermani) gây áp xe phổi, nhiễm giun Gnathostoma, nhiễm sán dải bò (Taenia saginata)...

Một số trường hợp mẹ đang cho con bú có thể bị nhiễm bệnh giun lạc chủ, hay còn gọi là bệnh ký sinh trùng lạc chủ. Vì người là ký chủ tình cờ nên ấu trùng không phát triển thành giun mà đi lang thang trong các mô (da, não, phổi...) gây hội chứng ấu trùng di chuyển (larva migians) gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bị nhiễm.

Đương nhiên khi bị các bệnh giun sán đặc biệt này, nhất là bị bệnh ký sinh trùng lạc chỗ, mẹ đang cho con bú cần được bác sĩ khám và chữa trị ngay. Mẹ nên trình bày với bác sĩ về việc đang cho con bú và hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ cho con bú khi dùng thuốc điều trị giun sán đặc biệt. Mẹ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Có thể mẹ phải ngưng cho con bú trong giai đoạn điều trị.

 

- Dược sĩ Như Ngọc -

 

Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của Bác sĩ.

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

CHÂN TAY LẠNH KHÓ MANG THAI không? Vấn đề có thể do TỬ CUNG LẠNH
CHÂN TAY LẠNH KHÓ MANG THAI không? Vấn đề có thể do TỬ CUNG LẠNH

Bị chân tay lạnh khó mang thai không? Thực ra, nguyên nhân tiềm ẩn có thể chính là tử cung lạnh. Chân tay lạnh chỉ là 1 triệu chứng của tử cung lạnh mà thôi.

Quế giảm đau, thúc đẩy chữa lành vết cắt tầng sinh môn cho mẹ sau sinh
Quế giảm đau, thúc đẩy chữa lành vết cắt tầng sinh môn cho mẹ sau sinh

Giảm đau và thúc đẩy chữa lành vết cắt tầng sinh môn hiệu quả là vấn đề cần thiết với mẹ sau sinh.

Thuốc mỡ chứa chiết xuất quế được chứng minh hữu ích cho mẹ.

Rạn da sau sinh nên làm gì để hiệu quả nhất | www.lanhtaychan.com
Rạn da sau sinh nên làm gì để hiệu quả nhất | www.lanhtaychan.com

Rạn da là một dạng sẹo do sự đứt gãy liên kết collagen. Hơn 90% mẹ sau sinh bị rạn da. Vậy, rạn da sau sinh nên làm gì?

Bà đẻ có ăn được thịt chó không? l www.lanhtaychan.com
Bà đẻ có ăn được thịt chó không? l www.lanhtaychan.com

Thịt chó là món ăn đặc biệt quen thuộc với người dân xứ Bắc Bộ. Bà đẻ có ăn được thịt chó không? Được nhé! Thịt chó bổ máu, giúp thông sữa cho mẹ sau sinh

 

 

 

 

Sau sinh mổ ăn khoai lang được không | www.lanhtaychan.com
Sau sinh mổ ăn khoai lang được không | www.lanhtaychan.com

Sau sinh mổ ăn khoai lang được không? ĐƯỢC! Khoai lang giúp tăng cường sức đề kháng, giúp vết thương mau lành, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và ngừa táo bón.

SAU SINH MỔ ĂN TRỨNG ĐƯỢC KHÔNG? | www.lanhtaychan.com
SAU SINH MỔ ĂN TRỨNG ĐƯỢC KHÔNG? | www.lanhtaychan.com

Theo quan niệm truyền miệng từ xưa, ăn trứng sẽ làm vết mổ khó lành và gây sẹo trắng. Vậy chuyên gia, Bác sĩ nói gì về dinh dưỡng cũng như quan niệm xưa về trứng thế nào?

 

Sau sinh ăn ổi được không? Được, nhưng cần ăn đúng cách!
Sau sinh ăn ổi được không? Được, nhưng cần ăn đúng cách!

Đa phần mọi người đều quan niệm ăn ổi sẽ dễ bị táo bón nên các mẹ sau sinh không được ăn ổi. Vậy thực sự thì sau sinh ăn ổi được không? Có ảnh hưởng mẹ và bé? 

Cách chữa nứt cổ gà đơn giản và hiệu quả tại nhà l www.lanhtaychan.com
Cách chữa nứt cổ gà đơn giản và hiệu quả tại nhà l www.lanhtaychan.com

Nứt cổ gà là hiện tượng chân núm vú bị nứt, đỏ tấy, thậm chí chảy máu, làm mẹ rất đau khi cho bé bú. Vậy cách chữa nứt cổ gà đơn giản và hiệu quả tại nhà là gì?


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng