Béo phì ở trẻ em: vấn nạn tâm lý "cho con những gì tốt nhất, bổ nhất"

Theo Bộ Y tế Việt Nam, hiện tỷ lệ béo phì ở trẻ em 6 - 11 tuổi ở nội thành TPHCM là 12%, Hà Nội là 8- 9%. Béo phì gây hậu quả khó lường về thể chất và tinh thần

 

Béo phì ở trẻ em là gì?
 

Béo phì ở trẻ em: vấn nạn tâm lý "cho con những gì tốt nhất, bổ nhất"

 

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO:

Béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ thái quá, không bình thường, một cách cục bộ hay toàn thể, tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể.

- Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Béo phì là cân nặng theo chiều cao lớn hơn 3 độ lệch chuẩn trên trung bình Tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em của WHO.

- Đối với trẻ em từ 5 - 18 tuổi: Béo phì là BMI theo tuổi lớn hơn 2 độ lệch chuẩn trên trung bình trên tham chiếu tăng trưởng của WHO.

 

Phân loại béo phì ở trẻ em
 

Theo nguyên nhân sinh bệnh

- Béo phì đơn thuần: Không có nguyên nhân sinh bệnh rõ ràng, chiếm tỷ lệ hơn 90%.

- Béo phì bệnh lý: Do các bệnh lý nội tiết hay khiếm khuyết di truyền, chiếm tỷ lệ dưới 10%.
 

Theo hình thái mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì ở trẻ em
 

- Béo phì xuất hiện sớm: Xuất hiện trước khi trẻ 5 tuổi.

- Béo phì xuất hiện muộn: Béo phì xuất hiện muộn sau 5 tuổi.

Các giai đoạn dễ xuất hiện béo phì là thời kỳ nhũ nhi, 5- 7 tuổi, vị thành niên. Béo phì xuất khởi phát sớm dễ tăng nguy cơ béo phì kéo dài và dẫn đến các biến chứng hơn là béo phì khởi phát muộn.
 

Theo phân vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu
 

- Béo bụng (béo trung tâm, béo phần trên, béo hình quả táo, béo kiểu đàn ông): Mỡ tập trung ở bụng.

- Béo đùi (béo ngoại vi, béo phần thấp, béo hình quả lê, béo kiểu đàn bà): Mỡ tập trung chủ yếu ở mông và đùi.

Béo bụng có nguy cơ cao về tim mạch, rối loạn lipid máu, tiểu đường, tăng insulin máu, không dung nạp glucose hơn béo đùi.
 

Do bệnh lý
 

- Do nội tiết: Suy giáp, cường vỏ thượng thận, thiếu hormon tăng trưởng GH, các tổn thương vùng hạ đồi - tuyến yên.

- Do hội chứng đa dị dạng: Hội chứng Willi - Prader - Labhart, hội chứng Laurence - Moon - Biedi, hội chứng Astrom, hội chứng Biemon, hội chứng Borjson.
 

Các yếu tố nguy cơ của béo phì ở trẻ em
 

- Yếu tố gia đình và di truyền: Trẻ em có bố mẹ béo phì có thể mắc béo phì bất cứ tuổi nào, tới 17 tuổi, tỉ lệ béo phì ở trẻ em có bố mẹ béo phì gấp 3 lần trẻ có bố mẹ không béo. Trong số trẻ béo phì có khoảng 80% trẻ có cha hoặc mẹ béo phì.

- Ăn nhiều (đặc biệt là thức ăn nhiều đường, chất béo, thức ăn nhanh), ít hoạt động thể lực: Nguyên nhân chính gây béo phì ở trẻ em.

 

Béo phì ở trẻ em: vấn nạn tâm lý "cho con những gì tốt nhất, bổ nhất"

 

- Ngủ ít: Các nghiên cứu nhận thấy trẻ ngủ ít dưới 8 giờ/ngày đêm sẽ có nguy cơ béo phì khi trên 15 tuổi.

- Bú ít: Nghiên cứu cho thấy sữa mẹ còn có tác dụng phòng ngừa béo phì ở trẻ em. Thời gian bú sữa mẹ càng ít, nguy cơ béo phì ở trẻ em càng cao.

- Tích mỡ sớm: Chỉ số BMI tăng nhanh trong năm đầu, sau đó giảm dần đến mức thấp nhất từ 4 - 8 tuổi (trung bình 6 tuổi) và sau đó tăng dần cho đến tuổi trưởng thành. Sự tăng trở lại BMI trong giai đoạn trẻ nhỏ được gọi là tích mỡ sớm. Tích mỡ sớm trước 5 tuổi rưỡi là yếu tố nguy cơ của béo phì ở trẻ em

- Yếu tố tâm lý và tình cảm: Sự thiếu chăm sóc và giáo dục của bố mẹ trong giai đoạn trẻ thơ là yếu tố đưa đến béo phì ở trẻ em.

- Dậy thì sớm: Nghiên cứu cho thấy 15% bé gái béo phì có kinh nguyệt xuất hiện sớm trước 11 tuổi.
 

Hậu quả của béo phì ở trẻ em
 

- Rối loạn tâm sinh lý: Có mối tương quan giữa mức độ béo phì và các dấu hiệu lo lắng, trầm uất, rối loạn thái độ hành vi, không bằng lòng về bản thân và học lực giảm sút. 

- Rối loạn thể chất: Có mối liên hệ giữa béo phì và dậy thì sớm. Ở bé trai có tình trạng giả vú lớn. Ở bé gái có kinh sớm, rậm lông, trứng cá. Bụng to, rạn da có thể xuất hiện ở cả bé trai và bé gái.

- Rối loạn chuyển hóa:

+ Rối loạn đường huyết: Có sự tương quan chặt chẽ giữa mức độ tăng insuline, tăng proinsuline với % khối mỡ ở trẻ béo phì tiền dậy thì và dậy thì. 

+ Tiểu đường typ 2: Tăng tần suất mắc tiểu đường typ 2 ở trẻ vị thành niên thừa cân, béo phì và giảm hoạt động thể lực.

+ Rối loạn lipid máu: Có tương quan giữa béo phì và tăng cholesterol máu.

+Biến chứng tim mạch, tăng huyết áp: Nghiên cứu cho thấy ở trẻ béo phì thì huyết áp động mạch, huyết áp trung bình đều tăng cao hơn hẳn với trẻ không béo phì.

+ Biến chứng hô hấp: Tần suất béo phì cao ở trẻ mắc bệnh hen. Ngừng thở khi ngủ và rối loạn hô hấp ban đêm: Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 27% trẻ béo phì bị ngưng thở khi ngủ mức độ nặng và vừa.

Ngoài ra còn có các biến chứng tiêu hóa (gan nhiễm mỡ), biến chứng thần kinh (hội chứng tăng áp lực sọ não lành tính), biến chứng về chỉnh hình (cong vẹo cột sống, cong chân) cũng tăng ở trẻ béo phì.

Béo phì ở trẻ em có thể dẫn đến hậu quả lâu dài, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tim mạch và hội chứng chuyển hóa khi trưởng thành.

 

Phòng ngừa, điều trị béo phì ở trẻ em
 

Béo phì ở trẻ em: vấn nạn tâm lý "cho con những gì tốt nhất, bổ nhất"

 

1. Chế độ ăn và tăng cường hoạt động thể lực

- Hạn chế đường, chất béo, thức ăn nhanh, tăng cường ngũ cốc, rau, trái cây ít ngọt. 

 

Béo phì ở trẻ em: vấn nạn tâm lý "cho con những gì tốt nhất, bổ nhất"

 

- Hạn chế số bữa ăn: 4 lần/ngày kể cả bữa ăn phụ. 

- Hoạt động thể lực: thể dục thể thao, chạy bộ, tập aerobic... 45 phút -1 giờ mỗi lần, 2- 5 lần/tuần trong 4 - 8 tháng. 
 

Béo phì ở trẻ em: vấn nạn tâm lý "cho con những gì tốt nhất, bổ nhất"

 

2. Tâm lý trị liệu và các điều trị hỗ trợ
 

Kết hợp tâm lý trị liệu, chế độ ăn và hoạt động thể lực trong thời gian dài 24 tháng có kết quả giảm cân rõ rệt ở trẻ nhỏ <12 tuổi.

Ở trẻ lớn, giáo dục tâm lý kèm chế độ ăn ít calo và luyện tập cho kết quả tốt.
 

3. Sử dụng thuốc và điều trị ngoại khoa
 

Có một số nghiên cứu nhưng chưa đủ kết luận hiệu quả của thuốc và điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) trong điều trị béo phì ở trẻ em.

Bố mẹ cần thường xuyên theo dõi chỉ số liên quan cân nặng của trẻ, cho trẻ ăn uống đủ dinh dưỡng tuy nhiên đừng mang tâm lý sợ con thiếu chất mà dồn ép cho con "những gì tốt nhất, bổ nhất".

Bên cạnh đó, cần đưa trẻ đi bác sĩ càng sớm càng tốt khi thấy những biện pháp như chế độ ăn và tập luyện không cải thiện được cân nặng của trẻ.


- Dược sĩ Chiêu Dương -

 

Cái bài viết của www.taychanlanh.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của bác sĩ.

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình l www.lanhtaychan.com
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình l www.lanhtaychan.com

Nếu trẻ vẫn bú bình thường và lên cân đều đặn thì không cần quá lo lắng, khi lớn dần thì tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình sẽ cải thiện.
Chế độ ăn cho trẻ béo phì l www.lanhtaychan.com
Chế độ ăn cho trẻ béo phì l www.lanhtaychan.com

Béo phì gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe thể chất và tâm lý của trẻ. Đừng lướt qua phương pháp điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ béo phì dưới đây!
Thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ l www.lanhtaychan.com
Thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ l www.lanhtaychan.com

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hệ miễn dịch của trẻ được khỏe mạnh. Vậy, thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ là gì?
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: nước, nước và nước!
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: nước, nước và nước!

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, hoại tử ống thận, bể thận, viêm quanh thận, viêm kẽ thận, suy thận,...
Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh | www.lanhtaychan.com
Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh | www.lanhtaychan.com

Hơ than là phương pháp truyền miệng được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam để giữ ấm cho mẹ và trẻ sơ sinh. Dưới góc độ khoa học, có nên hơn than cho trẻ sơ sinh?
Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS) | www.lanhtaychan.com
Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS) | www.lanhtaychan.com

Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS) là nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều gia đình. Vậy nguyên nhân và cách phòng ngừa cho hội chứng này là gì?
Cách giúp trẻ hết biếng ăn l www.lanhtaychan.com
Cách giúp trẻ hết biếng ăn l www.lanhtaychan.com

Trẻ biếng ăn dẫn đến còi xương, chậm lớn và suy dinh dưỡng là nỗi ưu tư thường trực của tất cả các ông bố bà mẹ. Vậy, cách giúp trẻ hết biếng ăn là gì? 
Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ: mối nguy khó lường!
Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ: mối nguy khó lường!

Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ nếu không điều trị kịp thời và hợp lý sẽ dẫn đến biến chứng viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng gây nguy hiểm tính mạng

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng