Cách trị đái dầm ban đêm cho trẻ l www.lanhtaychan.com
Đái dầm ở trẻ em là chứng tiểu tiện không tự chủ được trong lúc ngủ, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Đừng bỏ qua những cách trị đái dầm ban đêm cho trẻ bên dưới.
Bệnh đái dầm ở trẻ em
Cách trị đái dầm ban đêm cho trẻ - Bệnh đái dầm ở trẻ em
Có 2 loại đái dầm:
+ Đái dầm nguyên phát: thường gặp ở trẻ. Trẻ chưa bao giờ kiểm soát được đi tiểu và thường đái dầm về đêm.
+ Đái dầm thứ phát: trẻ đã không còn đái dầm ít nhất 6 tháng nhưng bây giờ lại bị đái dầm lại. Đái dầm thứ phát gặp ở trẻ lớn nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Đái dầm trong lứa tuổi này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu hoặc những vấn đề sức khỏe khác như vấn đề thần kinh, căng thẳng.
Nguyên nhân của đái dầm ở trẻ em
Cách trị đái dầm ban đêm cho trẻ - Nguyên nhân của đái dầm ở trẻ em
Mặc dù, nguyên nhân tại sao đái dầm lại xảy ra vẫn chưa được làm rõ, nguyên nhân đái dầm được cho là do sự chậm phát triển của ít nhất một trong ba yếu tố sau:
+ Bàng quang: bàng quang khá đầy vào ban đêm
+ Thận: tạo nhiều nước tiểu trong đêm
+ Não: khó thức dậy khi đang ngủ
Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, sự liên kết giữa não - bàng quang chưa được hình thành đầy đủ, do đó bàng quang sẽ phóng thích nước tiểu bất kì khi nào bị đầy.
Khi trẻ lớn hơn, các kết nối não – bàng quang phát triển, điều này giúp não bộ kiểm soát tốt bàng quang hơn, vì vậy đái dầm sẽ giảm dần theo lứa tuổi.
Kiểm soát não bàng quang thường phát triển vào ban ngày trước và phải mất nhiều thời gian sau đó mới có thể kiểm soát vào ban đêm. Do đó trẻ thường bị đám dầm vào ban đêm nhiều hơn ban ngày.
Cách trị đái dầm ban đêm cho trẻ
1. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Cách trị đái dầm ban đêm cho trẻ - Thay đổi thói quen sinh hoạt
+ Hạn chế lượng nước bé uống sau bữa tối giúp giảm lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm. Lưu ý là mẹ hãy cho bé uống đủ nước vào ban ngày.
+ Đừng cho bé ăn uống những thực phẩm có chứa caffein như cà phê, ca cao hoặc sô-cô-la vào ban đêm. Ngoài ra, mẹ cũng đừng cho bé uống nước ngọt hoặc những thức uống có hương vị nhân tạo như soda.
+ Tập cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Nếu bé nói không mắc tiểu, hãy khuyến khích bé đi theo đúng lịch. Cho bé đi vệ sinh ít nhất hai lần trong hai giờ trước khi đi ngủ.
+ Cho bé uống đủ nước để tránh tình trạng bé quá khát. Luôn chuẩn bị sẵn cho bé một chai nước để bé uống khi khát.
+ Đừng đánh thức bé dậy đi tiểu vào ban đêm vì sẽ khiến bé mất ngủ.
+ Trò chuyện với bé về tình trạng đái dầm của bé. Cả mẹ và bé hãy cùng nhau suy nghĩ để tìm ra giải pháp tối ưu khắc phục tình trạng này.
+ Khen ngợi nếu bé có tiến bộ nhưng đừng phạt bé nếu tình trạng đái dầm vẫn không được cải thiện.
+ Suy nghĩ tích cực và trấn an bé.
2. Chuông báo động đi tiểu
Cách trị đái dầm ban đêm cho trẻ - Chuông báo động đi tiểu
Những báo động này sẽ kêu hoặc rung khi đồ lót của trẻ bị ướt. Theo thời gian, não bộ sẽ được huấn luyện về phản xạ đi tiểu. Phương pháp này cần có sự tham gia tích cực của người lớn để đảm bảo trẻ thức hoàn toàn và đi vệ sinh khi chuông báo kêu.
3. Dùng thuốc
Cách trị đái dầm ban đêm cho trẻ - Dùng thuốc
*Lưu ý: chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý cho trẻ dùng thuốc.
Sử dụng thuốc Desmopressin (DDAVP) dưới dạng bơm xịt vào mũi cho bé trước khi đi ngủ. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm bài tiết nước tiểu tránh tè dầm ban đêm.
Ngoài ra có thể dùng thuốc Oxybutinin. Thuốc này tác động lên cơ của bàng quang, giúp bàng quang giữ được nước tiểu trong bàng quang tốt hơn và như thế giúp trẻ tự chủ được việc đi tiểu của mình.
Tuy nhiên việc điều trị bằng thuốc sẽ gây tốn kém về kinh phí và có nhiều tác dụng không mong muốn, tỷ lệ tái phát cao.
Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của Bác sĩ.
- Dược sĩ Quỳnh Thị -
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm