Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa l www.lanhtaychan.com

Rối loạn tiêu hóa có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ. Đừng bỏ qua cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau đây!

 

Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Cần chú ý trong cách chăm sóc cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa tránh để bệnh kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần.

 

Triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa

 

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa l www.lanhtaychan.com

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa - Triệu chứng thường gặp

 

+ Đau bụng, quặng bụng, chướng bụng, đầy hơi.

+ Trào ngược dạ dày thực quản, nôn trớ vài lần trong ngày.

+ Tiêu chảy: đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày, đi ngoài ra nước.

+ Hoặc táo bón, đi cầu ít hơn. Thường gặp ở trường hợp rối loạn tiêu hóa do ăn quá nhiều đạm, chất béo, ít chất xơ. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì thường gặp ở trẻ uống sữa công thức, không bú sữa mẹ.

Do cơ địa của trẻ còn rất yếu, nếu bị nhiễm khuẩn, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể thay đổi rất nhanh, có khi trẻ vừa tiêu chảy, một lúc sau lại táo bón.

 

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

 

1. Cải thiện tình trạng nôn trớ

 

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa l www.lanhtaychan.com

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa - Cải thiện tình trạng nôn trớ

 

+ Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày, không nên cho trẻ bú quá no và nếu chuyển chế độ ăn cần từ từ.

+ Cho trẻ bú đúng tư thế vì nếu bú không đúng tư thế, ngậm bắt vú không sát hoặc lơ lửng có thể làm trẻ vừa bú mẹ vừa bú hơi nên dễ dẫn tình trạng nôn t

+ Chỉ dùng thuốc nếu có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. 

Nếu trẻ nôn trớ kèm theo các triệu chứng như sốt, nằm mệt mỏi, thậm chí là co giật hoặc ngủ li bì thì phải nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế để kiểm tra kịp thời.


2. Khắc phục tiêu chảy cấp

 

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa l www.lanhtaychan.com

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa - Khắc phục tiêu chảy cấp


Bù nước và chất điện giải cho bé đồng thời đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Tùy vào mức độ mất nước mà cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội, oresol hoặc dung dịch tự chế. Nếu mức độ tiêu chảy của trẻ không thuyên giảm thì phải đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.


3. Khắc phục tình trạng táo bón

 

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa l www.lanhtaychan.com

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa - Khắc phục tình trạng táo bón

 

+ Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh có tính nhuận tràng ví dụ như rau mồng tơi, củ khoai lang, rau lang và trái cây như đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.

+ Lựa chọn loại sữa không gây táo bón: có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền.

+ Khi trẻ bị táo bón kéo dài trên 1 tuần thì việc thay đổi chế độ ăn không có tác dụng, táo bón ngay sau khi sinh, kém ăn, gầy sút cân thì cần cho trẻ đi đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Trẻ nhỏ thường có các thói quen như ngậm tay, đưa các đồ chơi vào miệng. Đây là con đường dễ nhất để vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể vì thế cha mẹ cần nhắc nhở, hạn chế thói quen này của bé đồng thời thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn.

Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, các mẹ cũng không nên ép trẻ ăn vượt quá khẩu phần. Chú ý chọn thực phẩm tươi sống, chế biến đúng cách và tránh gây nhiễm bẩn thức ăn. Với bé bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên chú ý hạn chế chất đạm, béo gây khó tiêu cho bé.

Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của Bác sĩ.

- Dược sĩ Trâm Cao -

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không? l www.lanhtaychan.com
Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không? l www.lanhtaychan.com

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không? Đôi khi trẻ chậm nói là dấu hiệu của mất thính lực, chậm phát triển trí não, thể chất, khó tiếp thu hoặc thậm chí là tự kỷ.
Bé muốn nói với bố mẹ điều gì khi bé bị ra mồ hôi, tay chân lạnh?
Bé muốn nói với bố mẹ điều gì khi bé bị ra mồ hôi, tay chân lạnh?

Nếu hệ thần kinh điều khiển việc tiết mồ hôi và hệ tuần hoàn của bé hoạt động chưa ổn định thì bé bị ra mồ hôi, tay chân lạnh.
Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com
Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh tương đối phổ biến, thường do vi khuẩn hoặc virus, diễn tiến nặng sẽ gây mất nước. Đừng bỏ qua cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh sau!
Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? l www.lanhtaychan.com
Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? l www.lanhtaychan.com

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? Cần đưa trẻ đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như rối loạn đông máu, khối u mũi, bệnh bạch cầu
Trẻ bị giun kim chui vào vùng kín: Làm sao đây?
Trẻ bị giun kim chui vào vùng kín: Làm sao đây?

Giun kim đẻ trứng tại hậu môn, gần vùng kín của các bé nên việc trẻ bị giun kim chui vào vùng kín rất phổ biến, gây ra ngứa, viêm âm đạo, dị dạng đường sinh dục
Cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com
Cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com

Chàm sữa (lác sữa) là tình trạng viêm da mãn tính và không lây, đặc biệt hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Vậy, cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả như thế nào?
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày | www.lanhtaychan.com
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày | www.lanhtaychan.com

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày là vấn đề thường gặp. ĐỪNG BỎ QUA nếu bạn muốn biết nguyên nhân và cách xử lý để có thể khắc phục tình trạng này.
Thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ l www.lanhtaychan.com
Thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ l www.lanhtaychan.com

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hệ miễn dịch của trẻ được khỏe mạnh. Vậy, thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ là gì?

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng