Em bé ngủ hay giật mình l www.lanhtaychan.com
Thông thường, em bé ngủ hay giật mình là một phản xạ tự nhiên của cơ thể và sẽ mất dần khi bé được 3 - 6 tháng tuổi. Nếu không, bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ.
Nguyên nhân em bé ngủ hay giật mình
Nguyên nhân sinh lý và môi trường bên ngoài
- Phản xạ tự nhiên: Giật mình là phản xạ tự nhiên của trẻ, cũng như phản xạ bú, tìm vú mẹ,... Do bé mới chuyển từ môi trường sống trong tử cung của mẹ sang môi trường bên ngoài nên bé có các phản xạ tự nhiên để bảo vệ bản thân trước những gì cơ thể bé cho là có nguy cơ gây hại. Phản xạ tự nhiên này là phản xạ sinh lý và không hề nguy hiểm. Phản xạ này sẽ thuyên giảm và mất dần khi bé được 3 - 6 tháng tuổi.
- Tâm lý bất an: Khi bé hồi hộp, lo lắng, sợ hãi hay cảm thấy không an toàn sẽ dẫn đến tình trạng em bé ngủ hay giật mình.
- Ngoài ra, bé có thể bị giật mình bởi tiếng động lớn, tiếng nói chuyện, khi bé được bế lên hoặc đặt xuống.
Nguyên nhân bệnh lý
- Trào ngược dạ dày: Là nguyên nhân bệnh lý thường gặp khiến em bé ngủ hay giật mình.
- Thiếu canxi: Em bé ngủ hay giật mình, rướn người, vặn mình kèm theo một số biểu hiện thiếu canxi khác như còi xương, chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm và rụng tóc vành khăn.
- Tổn thương dây thần kinh hoặc rối loạn thần kinh bẩm sinh có biểu hiện là em bé ngủ hay giật mình.
- Ngoài ra em bé ngủ hay giật mình có thể vì bé bị viêm tai giữa, viêm họng, giun sán, bị bệnh tim, suy nhược cơ thể, thiếu máu kéo dài,...
Em bé ngủ hay giật mình có nguy hiểm không?
Tình trạng em bé ngủ hay giật mình nếu kéo dài sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm sau:
- Chậm tăng cân: Giấc ngủ sâu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triền thể chất của trẻ. Giấc ngủ ngon sẽ kích thích tuyến yên tiết hormone tăng trưởng cao gấp 4 - 5 lần so với bình thường, giúp trẻ bú tốt, tăng cân, phát triển chiều cao tốt hơn, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch được tăng cường, trẻ ít khi bị bệnh. Nếu em bé ngủ hay giật mình khiến giấc ngủ không sâu, làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ. Nếu trẻ giảm bú lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến mẹ như mẹ bị giảm tiết sữa, thậm chí là mất sữa.
- Giảm khả năng nhận thức: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bộ não của trẻ. Những em bé ngủ hay giật mình và khóc thét khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút, làm cho khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn so với những bé ngủ ngon trong những tháng đầu đời.
- Tăng nguy cơ đột tử: Em bé ngủ hay giật mình, khóc thét, dỗ không nín dễ bị ức chế hô hấp, ngưng thở và tăng nguy cơ đột tử.
Cha mẹ cần chú ý tần suất giật mình của trẻ. Nếu đã áp dụng các biện pháp như hạn chế tiếng ồn, bổ sung canxi và bữa ăn của mẹ (nếu bé đang bú mẹ) và bé (nếu bé đã ăn dặm)...mà bé vẫn hay giật mình khi ngủ dù bé đã được 3-6 tháng tuổi thì bố mẹ cần đưa bé đi đến bác sĩ kịp thời để dược tư vấn và điều trị, tránh những hậu quả về sau.
- Dược sĩ Thảo Nguyên -
Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của bác sĩ.
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm