Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: nước, nước và nước!

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, hoại tử ống thận, bể thận, viêm quanh thận, viêm kẽ thận, suy thận,...

 

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở trẻ em
 

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: nước, nước và nước!

 

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu. Bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, từ thận, niệu quản tới bàng quang và niệu đạo. Viêm đường tiết niệu có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Tác nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu, trong đó có viêm đường tiết niệu ở trẻ em là vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng hoặc virus, thường gặp nhất là vi khuẩn E.coli. Các tác nhân gây bệnh này tồn tại trong phân người hoặc môi trường sống (đất, bụi, nước, không khí, thực phẩm,...) bằng cách nào đó chúng xâm nhập vào đường tiết niệu và gây viêm nhiễm.

 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm đường tiết niệu ở trẻ em
 

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: nước, nước và nước!

 

- Trẻ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

- Đặc điểm giải phẫu: Bé gái có cấu trúc sinh lý là niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần với hậu môn nên dễ bị lây nhiễm các vi sinh vật từ phân ở hậu môn; bé trai thì dễ bị gặp các vấn đề về bao quy đầu như chít hẹp gây tắc đường tiểu.

- Bệnh lý đường tiết niệu như sỏi thận, bàng quang, rối loạn thần kinh bàng quang (bàng quang giãn to, rối loạn hoặc mất trương lực co bóp)... làm cho nước tiểu của trẻ không được lưu thông tốt, gây ứ đọng nước tiểu dẫn đến 70% các trường hợp viêm đường tiết niệu ở trẻ em.

- Dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh như hẹp khúc nối bể thận niệu quản…

- Trẻ bị suy giảm sức đề kháng: Nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy có mất nước nặng… làm tăng nguy cơ bị viêm đường tiết niệu ở trẻ em.
 

Dấu hiệu của viêm đường tiết niệu ở trẻ em
 

- Rối loạn tiểu tiện: tiểu khó, tiểu buốt, rặn tiểu, tiểu nhiều về đêm, nước tiểu có màu trắng đục (nặng hơn là tiểu mủ), nước tiểu nhiều cặn, nặng mùi.

 

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: nước, nước và nước!

 

- Sốt: nhiễm trùng đường tiểu dưới như viêm bàng quang thường không sốt hoặc sốt nhẹ, nhiễm trùng đường tiểu trên như viêm thận bể thận thường sốt cao trên 39oC, sốt liên tục khó hạ.

- Rối loạn tiêu hoá: Trẻ có thể bị nôn hoặc tiêu chảy.

Trẻ biếng ăn, khó chịu, hay quấy khóc.
 

Phòng ngừa viêm đường tiết niệu ở trẻ em
 

- Vệ sinh đúng cách cho trẻ: không lau từ sau ra trước đối với bé gái, thường xuyên kiểm tra và thay tã ngay sau khi trẻ đi vệ sinh. Với trẻ lớn thì hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân đúng cách.

 

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: nước, nước và nước!

 

- Cho trẻ uống nhiều nước, để giúp bài tiết nước tiểu tốt, loại bỏ tác nhân gây bệnh ra khỏi đường tiết niệu. 

 

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: nước, nước và nước!

 

- Ăn uống vệ sinh, đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin để nâng cao sức đề kháng.

 

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: nước, nước và nước!

 

- Dặn trẻ đi tiểu khi mắc, không nhịn tiểu.

- Theo dõi bao quy đầu của bé trai thường xuyên. Nếu đi tiểu mà bị phồng có thể là do bị dài hoặc hẹp bao quy đầu, cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
 

Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em
 

Trẻ cần được đi khám càng sớm càng tốt nếu có các biểu hiện viêm đường tiết niệu như trên. Viêm đường tiết niệu ở trẻ em nếu được phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng dễ dàng và dứt điểm.

Phương pháp điều trị và thuốc điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em tùy thuộc mức độ bệnh, tác nhân gây bệnh và cơ địa mỗi bé. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc (đặc biệt là thuốc kháng sinh) cho trẻ uống vì dễ dẫn đến kháng thuốc, làm quá trình điều trị cho trẻ sẽ càng khó khăn và kéo dài, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Bên cạnh chế độ điều trị của bác sĩ, bố mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách.

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé, đặc biệt sau khi tiểu tiện hoặc đại tiện.

- Cần cho trẻ uống nhiều nước.

- Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, nhiều rau, trái cây.

**Chú ý, quan tâm đến trẻ thường xuyên. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm đường tiết niệu ở trẻ em, cần đưa trẻ đến bác sĩ.
 

- Dược sĩ Minh Doanh -
 

Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của bác sĩ.

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Bé viêm họng sốt cao liên tục: chăm sóc thế nào là hợp lý?
Bé viêm họng sốt cao liên tục: chăm sóc thế nào là hợp lý?

Bé viêm họng sốt cao liên tục, nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm: viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm hạch mủ hay viêm cầu thận cấp.. 
Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà l www.lanhtaychan.com
Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà l www.lanhtaychan.com

Nhiễm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sổ mũi. Vậy, cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà như thế nào? Có cần thiết phải đưa trẻ đến bác sĩ không?
Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com
Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com

Bé bị nhiệt miệng, sốt và bỏ bú. Mẹ cần phải làm sao? Hãy tham khảo 4 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả, mẹ có thể áp dụng tại nhà.
Bé bị ho khan từng cơn: chấm dứt tình trạng khó chịu này thế nào?
Bé bị ho khan từng cơn: chấm dứt tình trạng khó chịu này thế nào?

Bạn lo lắng khi bé bị ho khan từng cơn, khóc nhiều và mất ngủ! Đừng bỏ qua lưu ý bên dưới để giúp bạn hiểu rõ cách chấm dứt tình trạng gây khó chịu cho bé này.
Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS) | www.lanhtaychan.com
Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS) | www.lanhtaychan.com

Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS) là nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều gia đình. Vậy nguyên nhân và cách phòng ngừa cho hội chứng này là gì?
Chế độ ăn cho trẻ béo phì l www.lanhtaychan.com
Chế độ ăn cho trẻ béo phì l www.lanhtaychan.com

Béo phì gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe thể chất và tâm lý của trẻ. Đừng lướt qua phương pháp điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ béo phì dưới đây!
Cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân l www.lanhtaychan.com
Cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân l www.lanhtaychan.com

Tăng cân chậm tự nhiên với tăng cân chậm bất thường hoặc không tăng cân ở trẻ sơ sinh có gì khác nhau? Làm sao phân biệt? Cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân là gì?
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng l www.lanhtaychan.com
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng l www.lanhtaychan.com

Khi rốn khô và rụng đi không có nghĩa là rốn đã lành hẳn, hàng ngày phải áp dụng cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng với dung dịch nước muối sinh lý.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng