Trẻ bú sữa mẹ chậm tăng cân: Làm sao đây | www.lanhtaychan.com
Đôi khi, trẻ bú sữa mẹ chậm tăng cân hơn mức bình thường. Điều này có thể do mẹ không đủ sữa, trẻ không thể bú đủ sữa từ vú mẹ hoặc trẻ có vấn đề về sức khỏe.
NHẬN BIẾT CÁC DẤU HIỆU TRẺ MUỐN BÚ VÀ CHO TRẺ BÚ VỚI TẦN SUẤT ĐỀU ĐẶN
+ Để ý các dấu hiệu cho thấy trẻ muốn bú. Trẻ thường thức dậy và "ra hiệu" để bú khoảng 8 đến 12 lần trong 24 giờ bằng cách liếm hoặc mút, lắc đầu hoặc đưa tay lên mặt hoặc miệng. Điều quan trọng là mẹ cần chú ý để nhận ra những dấu hiệu này và đưa vú vào miệng trẻ khi nhận thấy dấu hiệu.
+ Đừng đợi trẻ khóc mới cho bú vì khóc là một dấu hiệu cho thấy bé quá đói và mẹ đã không cho bé bú đúng cử. Bên cạnh đó, trẻ sẽ ngậm và bú tốt hơn nếu không phải đợi đến khi trẻ quấy khóc, bực bội hoặc quá mệt mới cho bú.
+ Ép trẻ bú lâu và thường xuyên cho trẻ ngậm núm vú giả thay vì vú mẹ khi trẻ có dấu hiệu bú thường sẽ làm cho trẻ bị chậm tăng cân.
+ Cần dành nhiều thời gian ở bên cạnh trẻ. Khi trẻ bỏ/ít bú, mẹ nên ôm trẻ tư thế "da áp da", để mẹ dễ dàng nhận thấy với các dấu hiệu bú của trẻ.
+ Nếu trẻ ngủ nhiều và chỉ bú dưới 8 lần trong 24 giờ, bạn sẽ phải đánh thức em bé để bú thường xuyên, khoảng 2 giờ một lần vào ban ngày và đầu buổi tối và ít nhất 3 - 4 giờ một lần vào ban đêm cho đến khi cân nặng được cải thiện tốt.
CHO TRẺ BÚ ĐÚNG TƯ THẾ
+ Không quấn khăn/mặc đồ ấm cho trẻ vì trẻ sẽ nhanh chóng ngủ gật trong khi bú. Nếu hơi lạnh, hãy đắp chỉ nên đắp chăn mỏng cho trẻ.
+ Nếu trẻ ngủ trong vòng vài phút sau khi ngậm vú, hãy xoa bóp vú của bạn khi trẻ bú. Điều này có thể tạo ra nhiều sữa và kích hoạt lại quá trình bú. Bạn có thể thực hiện động tác này bằng cách vuốt từ trên xuống dưới trên bầu vú.
+ Để trẻ ngậm vú đúng cách: môi của trẻ phải được gấp mép ra ngoài giống như "môi cá", lưỡi phải ở dưới vú mẹ, một lượng lớn vú mẹ phải ở trong miệng trẻ, tuy nhiên không được nhét vú vào quá sâu trong miệng trẻ tránh làm ngạt thở.
+ Cho trẻ bú ở một bên vú trong vài phút, sau đó cho bên kia, điều này sẽ kích thích trẻ bú nhiều hơn và đảm bảo cân bằng tiết sữa cho 2 bên vú mẹ.
HÚT SỮA THƯỜNG XUYÊN
+ Việc hút sữa để loại bỏ sữa còn dư sau khi trẻ bú sẽ kích thích vú sẽ tạo ra nhiều sữa hơn, đồng thời giảm cảm giác căng tức vú hiệu quả cho mẹ. Số sữa được hút ra mẹ có thể trữ đông để cho bé bú sau này (khi lượng sữa mẹ giảm dần hoặc trong trường hợp mẹ không trực tiếp cho bé bú được).
+ Có thể lấy sữa ra khỏi vú bằng cách vắt tay bằng tay, máy hút sữa bằng tay, máy hút sữa chạy bằng pin hoặc máy hút sữa điện.
ĐỊNH KỲ KIỂM TRA CÂN NẶNG CỦA TRẺ
Kiểm tra cân nặng của trẻ thường xuyên và đều đặn vào hàng ngày hoặc hàng tuần (tùy tình hình trẻ chậm tăng cân nhiều hoặc ít) cho đến khi cân nặng của bé tăng ổn định.
ĐƯA TRẺ ĐẾN BÁC SĨ NGAY KHI NHẬN THẤY DẤU HIỆU TRẺ BỊ MẤT NƯỚC
Một số dấu hiệu mất nước ở trẻ bao gồm:
+ Ít phân và ướt tã hơn bình thường
+ Môi khô
+ Thóp lõm (điểm mềm trên đầu trẻ)
+ Quầng thâm quanh mắt
+ Trẻ có vẻ mệt mỏi hơn bình thường
Nếu nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách mà trẻ vẫn không tăng đủ cân, rất có thể một số yếu tố khác đang ảnh hưởng đến việc tạo sữa của mẹ hoặc trẻ mắc phải một số bệnh lý. Cần hỏi định kỳ đến bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Dược sĩ Như Ngọc -
Nguồn tham khảo:
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm