Trẻ bị giun kim chui vào vùng kín: Làm sao đây?
Giun kim đẻ trứng tại hậu môn, gần vùng kín của các bé nên việc trẻ bị giun kim chui vào vùng kín rất phổ biến, gây ra ngứa, viêm âm đạo, dị dạng đường sinh dục
Trẻ bị giun kim chui vào vùng kín: Làm sao đây?
Bệnh giun kim là gì?
Trẻ bị giun kim thường ngứa hậu môn, thậm chí nhiều trẻ bị giun kim chui vào vùng kín
Bệnh giun kim là do nhiễm ký sinh trùng giun kim (tên khoa học là Enterobius vermicularis). Giun kim có màu trắng sữa, đầu hơi phình và vỏ có khía. Miệng có 3 môi, chiều dài giun đực khoảng 2-5mm, đuôi cong và có gai sinh dục khoảng 70mm. Giun cái dài khoảng 9-12 mm, có đuôi dài và nhọn.
Giun kim cái đẻ trứng, trứng giun kim phát triển tốt, nở thành ấu trùng có khả năng lây nhiễm được ở nhiệt độ 20 - 40 độ C, độ ẩm 70% và oxy sau khoảng 6-8 giờ. Giun kim cái chỉ đẻ trứng vào ban đêm ở nếp nhăn của hậu môn và tiết ra một chất gây ngứa nên trẻ bị giun kim thường xuyên bị ngứa hậu môn dữ dội vào ban đêm.
Bệnh giun kim thường gặp ở điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở trẻ em.
Phương thức lây truyền bệnh giun kim
- Qua đường ăn uống (thường gặp): trẻ bị giun kim dùng tay gãi hậu môn có chứa trứng giun kim sau đó cầm thức ăn hoặc mút tay. Những trẻ khác sinh hoạt, tiếp xúc, sử dụng chung vật dụng với trẻ bị giun kim cũng đều có thể bị lây trứng giun từ trẻ bị giun kim.
- Đường truyền nhiễm khác (hiếm gặp): Trứng giun kim sau khi sinh và phát triển thành ấu trùng giun kim tại nếp hậu môn thì ngược lên manh tràng phát triển thành giun trưởng thành, kiểu này hiếm gặp.
Biểu hiện của trẻ bị giun kim
Biểu hiện dễ thấy nhất ở trẻ bị giun kim đó là khóc và hay gãi hậu môn về đêm. Trong khoảng 6h-7h tối - thời gian giun kim đẻ trứng, bố mẹ có thể thấy giun kim cái ở rìa hậu môn bằng mắt thường.
Nếu thấy trẻ ngứa vùng kín, bố mẹ nên dùng đèn soi xem có thấy giun kim ở hậu môn hoặc bám ở rìa khuôn phân khi trẻ đại tiện hay không.
Ở trẻ bị giun kim chui vào vùng kín, giun kim có thể mang theo phân từ hậu môn chui vào vùng kín gây viêm nhiễm âm hộ – âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.
Giun kim làm tổ ở hậu môn, vùng kín gần hậu môn nên nhiều trẻ bị giun kim chui vào vùng kín
Viêm âm đạo do giun kim ở trẻ bị giun kim chui vào vùng kín thường có các biểu hiện: âm hộ đỏ, đau, có mùi hôi, dịch tiết âm đạo bất thường, trẻ đau khi đi tiểu…
Trẻ bị giun kim có nguy hiểm không?
Trẻ bị giun kim không nguy hiểm tính mạng nhưng bị giảm sút chất lượng cuộc sống vì bị ngứa hậu môn, ngủ không ngon, hay nghiến răng và đái dầm, bị các bạn trêu chọc (khi thấy bé gãi hậu môn), thậm chí viêm nhiễm, dị dạng đường sinh dục nếu trẻ bị giun kim chui vào vùng kín.
Giun làm tổn thương niêm mạc ruột gây rối loạn tiêu hóa, hậu quả trẻ bị giun kim sẽ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng và thiếu máu (do giun kim hút máu). Thiếu máu là một nguyên nhân dẫn đến tay chân lạnh ở trẻ.
Trẻ bị giun kim chui vào ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp tính rất nghiêm trọng.
Giun kim có thể đi lạc chỗ vào thực quản, phổi, hốc mũi, bàng quang… gây viêm nhiễm, dị dạng các bộ phận này.
Phòng chống nhiễm giun kim
- Tẩy giun định kỳ.
- Cắt gọn móng tay, móng chân cho trẻ, mang giày dép khi ra ngoài, không ngồi trên nền đất hoăc chơi ở khu vực bẩn.
- Không đại – tiểu tiện bừa bãi, xử lý các chất thải, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
- Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hằng ngày, đặc biệt là vùng kín và quanh hậu môn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Làm sạch thực phẩm trước khi chế biến, ăn chín uống sôi, hạn chế ăn thức ăn tái hoặc sống.
Điều trị cho trẻ bị giun kim
- Điều trị ngay khi phát hiện trẻ bị giun kim. Trong môi trường tập thể (như nơi giữ trẻ) thì khi có trẻ bị giun kim, phải điều trị đồng loạt cho các trẻ còn lại.
- Thuốc điều trị giun kim: Mebendazole 500mg hoặc Albendazole 400 liều duy nhất cho cả trẻ em và người lớn, uống nhắc lại sau 1 tháng.
**Lưu ý: mebendazole và albendazole chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người mẫn cảm với Benzimidazole, người có tiền sử nhiễm độc tủy xương. Thận trọng với các đối tượng suy thận, suy gan.
Cho trẻ uống thuốc tẩy giun
Xử lý khi trẻ bị giun kim chui vào vùng kín
Khi thấy trẻ bị giun kim chui vào vùng kín, hậu môn thì bố mẹ có thể dùng tay hoặc tăm bông cotton sạch để bắt giun kim ra. Trước khi bắt giun kim phải rửa tay sạch sẽ, bắt giun kim ra nhẹ nhàng, tránh để tổn thương da của trẻ. Sau khi dùng tay bắt giun ở hậu môn cho trẻ bị giun kim thì nên rửa tay sạch bằng xà phòng và lau khô. Để tránh trường hợp trứng giun lây nhiễm, khăn được dùng để lau khô tay phải được giặt sạch hoặc nhúng vào nước nóng và phơi nắng. Rửa vùng kín, hậu môn cho trẻ lại sạch sẽ.
Trường hợp trẻ bị giun kim chui vào vùng kín mà sau khi bắt giun xong trẻ vẫn tiếp tục khó chịu thì có thể một số giun kim đã chui sâu vào trong âm đạo, trường hợp này, không được tự tiện xử lý mà phải đưa bé gấp đến bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Trẻ bị giun kim chui vào vùng kín nếu để lâu sẽ bị viêm nhiễm âm đạo, dị dạng đường sinh dục, gây ảnh hưởng kinh nguyệt và khả năng sinh sản sau này. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm nào ở trẻ bị giun kim chui vào vùng kín như âm hộ đỏ rát, tiết dịch trắng đục hoặc vàng, có mùi hôi… thì phải đưa trẻ đi đến bác sĩ ngay.
Hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, điều trị thật tốt để trẻ không bị hoặc sớm hết bị giun kim, đặc biệt là trẻ bị giun kim chui vào vùng kín.
- Dược sĩ Xuân Quỳnh -
Các bài viết của www.taychanlanh.com mang tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa.
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm