Cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com
Tiêu chảy rất hay xảy ra với trẻ em, bố mẹ không nên chủ quan vì tiêu chảy có thể dẫn đến tử vong. Vậy, cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là như thế nào?
Tiêu chảy ở trẻ em là gì?
Cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là thắc mắc của nhiều bố mẹ
- Là tình trạng trẻ đi phân lỏng hay phân nước từ 3 lần/ngày trở lên.
- Thường trẻ hay bị tiêu chảy cấp, tức tiêu chảy trong một thời gian ngắn (khoảng vài ngày) và tự khỏi.
Nguyên nhân trẻ em bị tiêu chảy
- Nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.
- Ngộ độc thực phẩm, dị ứng thực phẩm.
- Bệnh lý như bệnh ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh Celiac, bệnh Hirschsprung, khối u đường tiêu hóa, xơ nang, rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan.
- Trẻ bị thiếu kẽm.
Yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy ở trẻ em
- Cho trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh.
- Cho trẻ ăn dặm quá sớm, không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh.
- Nguồn nước ô nhiễm, xử lý chất thải (phân, rác) không đúng cách.
- Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ.
Cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
Nguyên tắc cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là phối hợp bù nước, điện giải song song với điều trị nguyên nhân gây bệnh.
Với trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể kê thuốc cho trẻ uống và theo dõi trẻ tại nhà. Lưu ý, không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống nếu không có ý kiến bác sĩ.
Bù nước và điện giải
- Trẻ thường được cho uống Oresol. Lưu ý: Oresol dùng để bù nước, điện giải, không phải thuốc đặc trị tiêu chảy.
- Cách pha Oresol: theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm, pha với nước đun sôi, theo đúng tỷ lệ hướng dẫn.
- Cách uống Oresol: cho trẻ uống chậm, thay nước, khoảng 50 - 100ml (tương đương 10 - 20 muỗng cà phê) sau mỗi lần trẻ tiêu chảy.
- Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay Oresol bằng nước dừa, nước cơm, nước súp.
- Nếu trẻ không chịu uống hoặc bị ói ngay sau khi uống thì phải theo dõi kỹ tình trạng trẻ.
Một số thuốc bác sĩ có thể cho trẻ uống là thuốc kháng sinh, men vi sinh, kẽm...
Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như sốt cao không giảm, li bì hoặc co giật, khát nước nhiều, khô môi, mắt trũng, thóp lõm, trẻ khóc không có nước mắt, trẻ không đi tiểu trong 4 - 6 giờ, bú/ăn kém (thậm chí bỏ bú/ăn), nôn nhiều, trong phân có máu, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay.
- Dược sĩ Quỳnh Tâm -
Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của bác sĩ.
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm