Chăm sóc trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay lạnh tại nhà: 5 sai lầm cơ bản

Sốt, đầu nóng, chân tay lạnh không phải bệnh mà là triệu chứng của một số bệnh do nhiễm trùng (vi khuẩn, siêu vi, ký sinh trùng) hoặc sau chích ngừa, mọc răng…

Tại sao trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay lạnh?

 

Chăm sóc trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay lạnh tại nhà: 5 sai lầm cơ bản


Sốt không phải là bệnh, mà là triệu chứng của một số bệnh. Khi cơ thể nhận diện có tác nhân gây bệnh tấn công (ví dụ: vi khuẩn, siêu vi), não bộ sẽ thiết lập trạng thái để nhiệt độ cơ thể tăng lên (sốt), nhằm tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, thúc đẩy khả năng đáp ứng miễn dịch và tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Do đó, bố mẹ sẽ thấy trẻ bị đầu nóng. Hệ miễn dịch cũng sẽ phóng thích các chất làm mạch máu ở tay và chân co lại, khiến lưu lượng máu đến tay và chân ít hơn bình thường, vì vậy trẻ bị lạnh tay chân. Có thể thấy đầu nóng, chân tay lạnh là hệ quả của sốt.


Trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay lạnh có nguy hiểm không?


Khi trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay lạnh nhưng có màu da bình thường, môi lưỡi không khô, không khát nước, sinh hoạt bình thường (tỉnh táo, cười, nói, khóc như bình thường, khi bố mẹ gọi hoặc đánh thức thì dậy nhanh chóng và dễ dàng) thì bố mẹ không cần quá lo lắng và có thể chăm sóc trẻ tại nhà.

Bố mẹ hãy bình tĩnh và đưa con đến ngay bác sĩ điều trị nếu trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay lạnh kèm theo các triệu chứng bất thường sau:

- Cơ thể trẻ không khỏe: sốt cao (39 độ trở lên), màu da nhợt nhạt hoặc tím tái, môi lưỡi khô, mắt trũng, thóp trũng, khi thở thấy bụng phình, ngực lõm, cổ cứng, mụn nước trên da, nổi mẩn khi đè ép.

- Sinh hoạt của trẻ không bình thường: Bé nằm im lìm, li bì, khó đánh thức bé dậy, bé run người, khóc nhiều và liên tục, các phản ứng khác của trẻ không được nhạy bén như bình thường (không cười, gọi không nghe).

 

Chăm sóc trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay lạnh tại nhà: 5 sai lầm cơ bản
 

1. Uống thuốc hạ sốt ngay lập tức
 

Khi trẻ sốt dưới 38,5 độ, đầu nóng, chân tay lạnh, không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay, lúc này chỉ cần cởi bớt quần áo, cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.

Không đặt nhiệt kế ở miệng, trán hay hậu môn, cũng không cộng trừ thêm nửa độ. Đặt nhiệt kế ở nách là chính xác nhất.

 

Chăm sóc trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay lạnh tại nhà: 5 sai lầm cơ bản

 

2. Tự ý uống xem kẽ, phối hợp, sai liều các thuốc hạ sốt 
 

Có 2 loại thuốc hạ sốt được biết đến nhiều là paracetamol và ibuprofel.

Vì ibuprofel sẽ làm sốt xuất huyết nặng hơn nên nếu chưa biết trẻ sốt do nguyên nhân gì thì nên dùng paracetamol.

Tuyệt đối không tự ý dùng xen kẽ hay phối hợp 2 loại thuốc này, vì liều lượng, thời gian dùng khác nhau, sẽ rất dễ gây nhầm lẫn, dẫn đến sử dụng sai cách hoặc quá liều. 

Khi sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol dạng nhét qua đường hậu môn, không được bẻ hay nhét 2-3 viên 1 lúc. 

Với cả 2 dạng paracetamol uống và nhét hậu môn, hãy sử dụng đúng liều trên tờ thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc.

 

Chăm sóc trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay lạnh tại nhà: 5 sai lầm cơ bản

 

3. Lạm dụng thuốc chống co giật
 

Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc chống co giật khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thậm chí, với một số trẻ có cơ địa hay co giật, uống thuốc cũng không có tác dụng gì trong việc làm giảm co giật.

Lưu ý, hiện tại cũng không có thuốc nào có thể phòng ngừa sốt cao, đầu nóng, chân tay lạnh và co giật cho trẻ.

Tại thời điểm co giật cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để đờm dãi chảy ra ngoài, tránh để trẻ bị sặc. Không nên vuốt, day ngực trẻ, giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, khiến trẻ càng bị kích thích và co giật nhiều hơn.

 

Chăm sóc trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay lạnh tại nhà: 5 sai lầm cơ bản

 

4. Dán miếng hạ sốt nhiều, chườm lạnh nước đá
 

Dán miếng hạ sốt nhiều và chườm lạnh có thể giúp hạ nhanh nhiệt độ, nhưng sau trẻ sẽ sốt lại ngay. Việc này còn khiến trẻ nhiễm lạnh, sẽ làm tình trạng trẻ trầm trọng hơn nếu trẻ bị viêm phổi và các bệnh do nhiễm khuẩn. Dùng miếng dán nhiều đôi khi còn khiến da trẻ bị kích ứng và trẻ sẽ càng thấy khó chịu hơn.

Cách tốt nhất là dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ như sau:

- Chuẩn bị 5 cái khăn có khả năng thấm nước tốt, thau nước ấm, nhiệt kế.

- Trước khi lau, cần lấy nhiệt độ của trẻ. Cho nước lạnh vào thau sau đó cho vào tiếp lượng nước nóng bằng nửa lượng nước lạnh. Nhúng thử khuỷu tay vào thau, nếu thấy ấm vừa phải, dễ chịu là được.

- Nhúng 5 cái khăn vào thau nước và vắt ráo vừa. Dùng 2 khăn lau ở hai hõm nách, 2 khăn lau ở hai bẹn và 1 khăn lau khắp người, lau nhiều ở trán. Lưu ý không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi.

- Cách 2-3 phút thay khăn một lần. Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng để đảm bảo độ ấm vừa phải. 

- Cách 15 phút kiểm tra nhiệt độ của trẻ, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Sau đó tiến hành lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.
 

Chăm sóc trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay lạnh tại nhà: 5 sai lầm cơ bản

 

5. Áp dụng các biện pháp “mách miệng” như xức dầu, nặn chanh, mặc quần áo dày & đắp chăn ủ ấm
 

Bôi dầu nóng nhiều sẽ làm da trẻ kích ứng, phồng rộp, gây nóng rát và khiến trẻ khó chịu.

Nặn chanh vào miệng trẻ sẽ làm trẻ bị rộp miệng, phỏng lưỡi, hoặc nghẹt thở.

Ủ ấm bằng cách mặc quần áo dày và đắp chăn cho trẻ khi trẻ bị sốt, đầu nóng, tay chân lạnh sẽ làm thân nhiệt trẻ tăng cao hơn.

 

Chăm sóc trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay lạnh tại nhà: 5 sai lầm cơ bản

 

Bố mẹ hãy đừng quá lo lắng nếu trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay lạnh nhưng không kèm theo các triệu chứng bất thường khác. 

Lưu ý tránh các sai lầm thường gặp và chăm sóc tốt cho trẻ tại nhà, những triệu chứng trẻ bị sốt, đầu nóng, chân tay lạnh sẽ qua đi, trẻ sẽ trở lại khỏe mạnh bình thường trong vòng tay yêu thương vô bờ của bố mẹ.  
 

- Dược sĩ Lê Nguyên -


Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Cách trị đái dầm ban đêm cho trẻ l www.lanhtaychan.com
Cách trị đái dầm ban đêm cho trẻ l www.lanhtaychan.com

Đái dầm ở trẻ em là chứng tiểu tiện không tự chủ được trong lúc ngủ, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Đừng bỏ qua những cách trị đái dầm ban đêm cho trẻ bên dưới.
Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com
Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com

Bé bị nhiệt miệng, sốt và bỏ bú. Mẹ cần phải làm sao? Hãy tham khảo 4 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả, mẹ có thể áp dụng tại nhà.
Trẻ sơ sinh mấy tháng thì mọc răng? l www.lanhtaychan.com
Trẻ sơ sinh mấy tháng thì mọc răng? l www.lanhtaychan.com

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì mọc răng? Thông thường trẻ 6 - 8 tháng tuổi sẽ mọc răng, đầu tiên là 2 răng cửa hàm dưới, những răng khác mọc tiếp đến 30 tháng tuổi.
Cách giúp trẻ hết biếng ăn l www.lanhtaychan.com
Cách giúp trẻ hết biếng ăn l www.lanhtaychan.com

Trẻ biếng ăn dẫn đến còi xương, chậm lớn và suy dinh dưỡng là nỗi ưu tư thường trực của tất cả các ông bố bà mẹ. Vậy, cách giúp trẻ hết biếng ăn là gì? 
Em bé ngủ hay giật mình l www.lanhtaychan.com
Em bé ngủ hay giật mình l www.lanhtaychan.com

Thông thường, em bé ngủ hay giật mình là một phản xạ tự nhiên của cơ thể và sẽ mất dần khi bé được 3 - 6 tháng tuổi. Nếu không, bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ.
Cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com
Cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com

Tiêu chảy rất hay xảy ra với trẻ em, bố mẹ không nên chủ quan vì tiêu chảy có thể dẫn đến tử vong. Vậy, cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là như thế nào?
Trẻ bị giun kim chui vào vùng kín: Làm sao đây?
Trẻ bị giun kim chui vào vùng kín: Làm sao đây?

Giun kim đẻ trứng tại hậu môn, gần vùng kín của các bé nên việc trẻ bị giun kim chui vào vùng kín rất phổ biến, gây ra ngứa, viêm âm đạo, dị dạng đường sinh dục
Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ: mối nguy khó lường!
Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ: mối nguy khó lường!

Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ nếu không điều trị kịp thời và hợp lý sẽ dẫn đến biến chứng viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng gây nguy hiểm tính mạng

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng