Các bước chăm sóc da cơ bản cho người mới bắt đầu | lanhtaychan.com
Các bước chăm sóc da cơ bản cho người mới bắt đầu chính xác, phối hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, thể dục hợp lý sẽ giúp bạn sở hữu làn da khỏe đẹp rạng rỡ.
Để có và duy trì được một làn da đẹp, đều cần thiết là phải kiên trì chăm sóc làn da từ bên ngoài kết hợp với việc ăn uống đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi đủ thời lượng, tập thể dục thường xuyên để tạo nên những tác động tích cực từ bên trong. Thiếu một trong 2 yếu tố - bên ngoài hay bên trong, cũng có thể làm cho yếu tố còn lại không phát huy được tác dụng.
Các bước chăm sóc da cơ bản cho người mới bắt đầu: 5 bước
1. RỬA MẶT
Các bước chăm sóc da cơ bản cho người mới bắt đầu - Rửa mặt
Chỉ nên rửa mặt 2-3 lần/ngày và rửa thật nhẹ nhàng với sữa rửa mặt phù hợp.
Rửa mặt buổi sáng giúp loại sạch các sản phẩm thải từ làn da qua các lỗ chân lông trong lúc ngủ. Các sản phẩm đó có thể là mồ hôi, bã nhờn, chất độc nội sinh hay ngoại sinh. Chính vì vậy, việc rửa mặt mỗi buổi sáng sẽ giúp giải độc làn da, làm cho da thông thoáng, dễ chịu và tràn đầy sinh khí.
Rửa mặt buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp loại bỏ bụi, các chất ô nhiễm từ môi trường, các chất tiết của da hay mồ hôi, mỹ phẩm. Điều này giúp da sạch sẽ, thông thoáng để có thể hô hấp tốt hơn, thải trừ các chất cặn bã, chất độc vào ban đêm và giúp tăng hiệu quả sử dụng của các loại sản phẩm chăm sóc da vì làn da thông thoáng sẽ giúp hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Cần dùng đúng loại sữa rửa mặt và không làm dụng việc rửa mặt. Nếu dùng xà phòng thông thường để rửa mặt sẽ gây mất cân bằng pH da (4.5 - 5.5), làm da khô, sần sùi, nổi mụn. Rửa mặt với sửa rữa mặt quá nhiều lần trong ngày sẽ không tốt vì lớp vỏ acid trên da bị rửa trôi, khiến vi khuẩn bui bẩn dễ xâm nhập và các loại kem dưỡng sẽ kém tác dụng hơn.
Lưu ý khi chọn sửa rửa mặt, không nên quá mạnh hoặc quá kiềm vì sẽ làm da tổn thương, trở nên nhạy cảm và dễ kích ứng.
2. CÂN BẰNG DA
Các bước chăm sóc da cơ bản cho người mới bắt đầu - Cân bằng da
Sử dụng toner sau khi dùng sửa rửa mặt để cân bằng lại pH của da, vì dù sửa rửa mặt có tốt đến đâu thì sau khi sử dụng cũng sẽ khiến cho pH sinh lý của da - tức lớp vỏ acid bị thay đổi. Nếu không sử dụng toner thì da mất đến 36h để hồi phục lại lớp vỏ acid này.
Trong toner còn có thêm các các thành phần hỗ trợ khác như acid salicylic giúp ngăn ngừa mụn, AHA hỗ trợ điều trị nám...
Xịt hoặc thoa (với bông cotton) toner đều lên mặt và không rửa mặt lại sau khi dùng toner trừ khi có chỉ định đặc của Bác sĩ da liễu.
3. DƯỠNG ẨM
Các bước chăm sóc da cơ bản cho người mới bắt đầu - Dưỡng ẩm
Thoa kem dưỡng ẩm sau khi dùng toner. Kem dưỡng ẩm bảo vệ da, duy trì bộ ẩm và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da. Có thể chia làm 2 loại kem dưỡng ẩm:
- Kem dưỡng ẩm tỷ trọng thấp: thường có dạng lotion và chứa các chất hút ẩm như hyaluronic acid, glycerin phù hợp với khí hậu nóng ẩm.
- Kem dưỡng ẩm tỷ trọng cao: thường chứa các thành phần như dầu khoáng, bơ shea hay cồn cetyl làm mềm da và tạo lớp màng bảo vệ chống mất nước, do vậy loại dưỡng ẩm này phù hợp với vùng có độ ẩm không khí thấp, khí hậu lạnh.
4. CHỐNG NẮNG
Các bước chăm sóc da cơ bản cho người mới bắt đầu - Chống nắng
Cần sử dụng vào buổi sáng sau khi thoa dưỡng ẩm và thoa lại kem chống nắng nếu chuẩn bị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn 15 phút. Có thể chọn kem dưỡng ẩm phối hợp chống nắng hoặc mỹ phẩm trang điểm phối hợp chống nắng.
Kem chống nắng dùng hàng ngày nên có SPF từ 15 trở lên. Nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng hay đang dùng các loại thuốc làm da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hay đang trong quá trình điều trị các vấn đề về sắc tố da như nám thì nên dùng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên phối hợp với trang phục che chắn bên ngoài và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Lưu ý sử dụng kem chống nắng ngay cả khi ở nhà hoặc làm việc trong văn phòng vì tia UV có thể làm tổn hại da ngay cả khi không ra nắng, ví dụ ánh sáng hắt từ cửa sổ, xuyên qua rèm hay phản chiếu từ các đồ vật xung quanh gây hại cho làn da.
5. TẨY TẾ BÀO CHẾT
Các bước chăm sóc da cơ bản cho người mới bắt đầu - Tẩy tế bào chết
Sau một vài ngày, các tế bào da chết đi và tích tụ trên bề mặt da. Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ đi lớp tế bào chết, kích thích tế bào da tăng sinh, đầy nhanh quá trình thay mới làn da. Cần chọn đúng loại sản phẩm tẩy tế bào chết và cần tẩy tế bào chết với tần suất phù hợp, nếu không da sẽ dễ bị kích ứng và nổi mụn.
Nếu sau khi tẩy tế bào chết mà cảm thây da bị rát, khó chịu thì có thể làm dịu da bằng cách dùng chất nhựa nhầy từ nha đam hoặc dùng bông cotton thấm nước trà hoa cúc La Mã để thoa lên mặt. Không nên tiếp tục tẩy tế bào chết cho đến khi da hoàn toàn hồi phục.
Tần suất tẩy tế bào chết tương ứng với các loại da:
- Da bình thường: Tối đa 3 lần/tuần. Dùng dạng tẩy tế bào chết hóa học, enzym hay dạng hạt hoặc hỗn hợp.
- Da dầu: Tối đa 3 lần/tuần (tẩy nhiều quá sẽ sinh dầu nhiều hơn). Dùng dạng tẩy tế bào chết đất sét, acid salicylic, polyurethan hoặc enzym.
- Da nhạy cảm: Thông thường 1 lần/tuần, tối đa 2 lần/tuần. Dùng tẩy tế bào chết dạng hạt và chỉ tẩy nhẹ nhàng.
- Da khô: 2-3 lần/tuần. Dùng dạng tẩy tế bào chết chứa acid glycolic, AHA, polyurethan, hạt silicon hoặc enzym để kích thích sản sinh dầu.
- Da hỗn hợp: 2-3 lần/tuần, chú ý vùng chữ T (vùng mũi trán tiết nhiều dầu).
Lưu ý 2 sai lầm nguy hiểm về tẩy tế bào chết
- Dược sĩ Như Ngọc -
Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của Bác sĩ.
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm