Số ca trẻ em bị COVID-19 tăng lên - Cách bảo vệ trẻ em trong đại dịch

Số ca trẻ em bị COVID-19 tăng lên và tình hình COVID-19 không có dấu hiệu ngừng lại. Cần phải chú trọng cách bảo vệ trẻ em trong đại dịch hiệu quả và kịp thời.

 

Có rất nhiều quan điểm tại Việt Nam cũng như trên thế giới cho rằng trẻ em sẽ không bị COVID-19 nặng. Điều này là hoàn toàn sai lầm khi số ca trẻ em bị mắc COVID-19 và phải nhập viện ngày càng tăng, đặc biệt là trong thời gian biến thể Delta đang hoành hành.

Hơn 49.000 trẻ em tại Mỹ đã phải nhập viện vì COVID-19 kể từ tháng 8/2020, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).

Trong tháng 8/2021, trung bình 276 trẻ em phải nhập viện vì COVID-19 mỗi ngày trong khoảng thời gian từ ngày 14 - 20/8/2021, dữ liệu của CDC cho biết.

"Một nửa số trẻ em nhập viện vì COVID-19 mà chúng tôi phụ trách là dưới 2 tuổi ", Tiến sĩ Mark Kline, bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng New Orleans mới hé lộ vào tháng này.

"Loại virus mà chúng ta đang đối phó hiện nay là một kẻ thay đổi cuộc chơi. Nó rất dễ lây truyền từ người sang người."

Giờ đây, các bác sĩ cho biết điều quan trọng là phải bảo vệ trẻ em chống lại biến thể Delta. Điều này bảo vệ sức khỏe, tính mạng của trẻ em và để giúp ngăn ngừa sự xuất hiện các biến thể hung hãn hơn.

 

GẦN MỘT NỬA SỐ TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ COVID-19 KHÔNG BỊ BẤT CỨ BỆNH LÝ NỀN NÀO

 

Số ca trẻ em bị COVID-19 tăng lên - Cách bảo vệ trẻ em trong đại dịch

Số ca trẻ em bị COVID-19 tăng lên - Cách bảo vệ trẻ em trong đại dịch

 

Đã có nhiều thay đổi kể từ năm trước, một biến thể dễ lây lan - Alpha - đã được thay thế bằng một biến thể thậm chí còn dễ lây lan hơn - Delta - hiện đây là biến thể gây COVID-19 chủ yếu tại Mỹ.

CDC cho biết chỉ trong vòng hai tháng, biến thể Delta đã tăng từ 3% lên hơn 93% trong số các mẫu kiểm tra COVID-19 tại Mỹ.

Và số trẻ em mới bị nhiễm COVID-19 hàng tuần đã tăng hơn gấp ba lần trong vòng chưa đầy một tháng.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), khoảng 39.000 trường hợp mắc mới đã được báo cáo trong tuần lễ kết thúc vào ngày 21/7/2021. Con số này đã tăng lên 121.427 trường hợp mới trong tuần lễ kết thúc vào ngày 12/8/2021, AAP cho biết.

Trong số trẻ em nhập viện vì COVID-19, nhiều trẻ trước đó vẫn khỏe mạnh. Gần một nửa (46,4%) trẻ em nhập viện vì COVID-19 trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2021 không bị bất cứ bệnh nền nào, theo dữ liệu của CDC.

 

KHÔNG NÊN BỎ QUA TRƯỜNG HỢP TỬ VONG DO COVID-19 Ở TRẺ EM, GIÁM ĐỐC CDC CHO BIẾT

 

Mặc dù trẻ em có nguy cơ tử vong do COVID-19 ít hơn nhiều so với người lớn, nhưng các ca tử vong do COVID-19 ở trẻ em vẫn rất đáng kể, Giám đốc CDC, Tiến sĩ Rochelle Walensky cho biết.

Theo dữ liệu của CDC, ít nhất 471 trẻ em Hoa Kỳ đã chết vì COVID-19. Trong mùa cúm 2019-2020, CDC đã báo cáo có 199 ca tử vong do cúm ở trẻ em được xác nhận và ước tính có 434 ca tử vong do cúm ở trẻ em.

Tiến sĩ James Campbell, Giáo sư nhi khoa tại Đại học Y Maryland, cho biết COVID-19 gây tử vong cho trẻ em nhiều hơn các bệnh truyền nhiễm khác là do nhiều trẻ em được chủng ngừa các bệnh khác hơn là COVID-19.

"Không ai chết vì bệnh bại liệt, không ai chết vì bệnh sởi ở Hoa Kỳ. Cũng không ai chết vì bệnh bạch hầu", Tiến sĩ Campbell trao đổi với CNN vào tháng trước.

Trong khi trẻ em từ 12 đến 17 tuổi có thể được tiêm vắc-xin COVID-19, nhiều trẻ đã không được đưa đi tiêm. Có thể mất vài tháng nữa trước khi một loại vắc-xin được phép sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Hàng nghìn trẻ em tại Mỹ đang tham gia vào cuộc thử nghiệm của vắc-xin COVID-19 về tính an toàn và hiệu quả trước khi vắc-xin được cấp phép.

 

HỘI CHỨNG VIÊM ĐA HỆ THỐNG Ở TRẺ EM (MIS-C) VÀ TÌNH TRẠNG DỊCH COVID-19 TIẾP DIỄN ĐỂ LẠI HỆ LỤY DÀI LÂU

 

Số ca trẻ em bị COVID-19 tăng lên - Cách bảo vệ trẻ em trong đại dịch

Số ca trẻ em bị COVID-19 tăng lên - Cách bảo vệ trẻ em trong đại dịch

 

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết, các biến chứng COVID-19 về lâu dài gây ảnh hưởng đáng kể lên trẻ em và thanh thiếu niên - ngay cả đối với một số trẻ em chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng lúc ban đầu.

Tất cả các bệnh nhân là trẻ em có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 nên có ít nhất một lần tái khám với bác sĩ nhi khoa, AAP cho biết.

AAP cho biết các bác sĩ nhi khoa nên để ý các hệ lụy do COVID-19 như các triệu chứng về hô hấp, có thể kéo dài từ ba tháng trở lên; các vấn đề về tim, như viêm cơ tim; các vấn đề về nhận thức như "sương mù não" (Sương mù não - Brain Fog: là một dạng rối loạn chức năng nhận thức, có thể gây ra các triệu chứng khó chịu về tinh thần, chẳng hạn như mệt mỏi mãn tính, kém tập trung hoặc thiếu minh mẫn); đau đầu; mệt mỏi; vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Nhóm bác sĩ nhi khoa cho biết, những trẻ em bị COVID-19 ở mức độ trung bình hoặc nặng có thể có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim hơn.

Trong một số trường hợp, trẻ em bị COVID-19 với các triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng nhưng cuối cùng phải nhập viện vài tuần hoặc vài tháng sau đó trong một tình trạng gọi là MIS-C - hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em.

"Đây một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng liên quan đến COVID-19, trong đó các bộ phận cơ thể khác nhau bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa", CDC cho biết.

Tình trạng này xảy ra khi "virus khiến cơ thể bạn tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại các mạch máu của chính bạn" - từ đó có thể gây viêm mạch máu, Tiến sĩ Paul Offit, Bác sĩ nhi khoa, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Vắc-xin tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia cho biết .

Thông thường, trẻ em bị MIS-C ở xuất phát điểm không phải bị COVID-19 ở mức độ rất nặng.

"Thông thường trẻ em chỉ tình cờ được kiểm tra và có kết quả dương tính với COVID-19. Một người nào đó trong gia đình bị nhiễm bệnh, một người bạn bị nhiễm bệnh, vì vậy chúng đã được xét nghiệm PCR. Và chúng được kết luận là dương tính. ... Sau đó chúng ổn." Tiến sĩ Offit trao đổi với CNN.

"Sau đó một tháng trôi qua, chúng bị sốt cao. Và có những dấu hiệu về tổn thương phổi, gan, thận hoặc tim. Đó là lúc chúng vào nhập viện."

CDC cho biết ít nhất 4.404 trường hợp MIS-C đã được báo cáo từ tháng 2/2020 đến tháng 7/2021, trong đó có 37 trường hợp tử vong.

99% trẻ em bị MIS-C đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và 1% còn lại có tiếp xúc với người mắc COVID-19.

Tuổi trung bình của trẻ em bị MIS-C là 9 tuổi.

CDC cho biết, “CDC đang làm việc để tìm hiểu thêm về lý do tại sao một số trẻ em và thanh thiếu niên bị MIS-C diễn tiến sau khi bị nhiễm COVID-19 hoặc tiếp xúc với ai đó có COVID-19, trong khi một số khác thì không”

"Dựa trên những gì chúng tôi biết hiện nay về MIS-C, cách tốt nhất bạn có thể bảo vệ con mình là thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm không để con bạn và toàn bộ gia đình nhiễm COVID-19."

Tiến sĩ Walensky cho biết, các bước tốt nhất mà cha mẹ có thể làm để bảo vệ con cái bao gồm việc chính bản thân người lớn như bố mẹ được tiêm chủng và cho trẻ từ 12 tuổi trở lên đi tiêm chủng.

Và ngay cả khi người lớn trong nhà được tiêm chủng đầy đủ, vẫn có một khả năng nhỏ là họ có thể bị nhiễm đột phá (tình trạng bị nhiễm COVID-19 dù đã được tiêm chủng đầy đủ) nhưng không có triệu chứng và sau đó truyền virus cho con cái của mình. Dù vậy, cách tốt nhất để bảo vệ trẻ em chưa được tiêm chủng,Tiến sĩ Walensky cho biết, "là xung quanh chúng gồm những người đã được tiêm chủng."

 

TRẺ EM CÓ THỂ VÔ TÌNH THÚC ĐẨY VIỆC XUẤT HIỆN CÁC BIẾN THỂ MỚI

 

Các bác sĩ cho biết việc bảo vệ trẻ em khỏi nhiễm COVID-19 có thể giúp bảo vệ cho mọi người về lâu dài.

Khi COVID-19 tiếp tục lây lan, tự sao chép ở trong cơ thể những bệnh nhân mới, chúng càng có nhiều cơ hội đột biến và tạo ra nhiều biến thể dễ lây lan hơn hoặc có thể không bị tác động bởi vắc-xin.

Những người được tiêm chủng đầy đủ ít có khả năng bị nhiễm biến thể Delta hơn.

Những người chưa được tiêm chủng - bao gồm cả trẻ em chưa được tiêm chủng - dễ bị nhiễm bệnh hơn. Điều đó có thể vô tình thúc đẩy việc tạo ra các biến thể mới, Tiến sĩ Offit cho biết. Ông nói: “Nếu chúng ta tiếp tục cho phép loại virus này lây lan đồng nghĩa với việc chúng ta tiếp tục việc cho ra đời các biến thể mới."

"Chúng ta sẽ không thể ngăn chặn đại dịch này cho đến khi chúng ta có một tỷ lệ đáng kể dân số được tiêm chủng."

 

HÃY TIÊM CHỦNG VÀ ÁP DỤNG 5K ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU, ĐẶC BIỆT LÀ TRẺ EM

 

Số ca trẻ em bị COVID-19 tăng lên - Cách bảo vệ trẻ em trong đại dịch

Số ca trẻ em bị COVID-19 tăng lên - Cách bảo vệ trẻ em trong đại dịch

 

Như vậy, tại Việt Nam, với những đối tượng được phép tiêm chủng theo khuyến cáo của Bộ Y Tế nên đi tiêm chủng càng sớm càng tốt. Tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người yêu thương, đặc biệt là trẻ chưa đủ tuổi tiêm chủng.

Bên cạnh đó, 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế) rất cần thiết để ngăn ngừa COVID-19 lây lan bất kể bạn có được tiêm vắc-xin hay chưa. 5K là đặc biệt quan trọng với trẻ chưa đủ tuổi tiêm chủng.

 

- Dược sĩ Chiêu Dương -

 

Nguồn tham khảo:

https://edition.cnn.com/2021/08/07/health/children-covid-19-protection/index.html (Cập nhật 23/8/2021)

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Cách ủ tóc bằng sữa chua: Công thức chuyên biệt dành cho mỗi loại tóc
Cách ủ tóc bằng sữa chua: Công thức chuyên biệt dành cho mỗi loại tóc

Sữa chua được cho rằng giúp da đầu và mái tóc chắc khỏe. 

Cách ủ tóc bằng sữa chua như thế nào?

Công thức mặt nạ từ sữa chua chuyên biệt dành cho mỗi loại tóc?

Cẩm nang ngủ ngon dành cho những người bị mất ngủ trong mùa COVID-19
Cẩm nang ngủ ngon dành cho những người bị mất ngủ trong mùa COVID-19

Mùa COVID-19 với những lo lắng bất an làm hầu hết chúng ta khó được ngon giấc. Hãy áp dụng cẩm nang ngủ ngon dành cho những người bị mất ngủ trong mùa COVID-19.

QUAN HỆ LẦN ĐẦU ĐAU RÁT & CHẢY MÁU | www.lanhtaychan.com
QUAN HỆ LẦN ĐẦU ĐAU RÁT & CHẢY MÁU | www.lanhtaychan.com

Quan hệ lần đầu ở nữ giới rất quan trọng, không chỉ thay đổi nhiều về mặt cơ thể mà còn ảnh hưởng tâm lý rất lớn, gây không ít lo lắng và đau do rách màng trinh. Cả hai nên chuẩn bị kỹ cho cuộc yêu lần đầu được trọn vẹn nhé!

Chân tay lạnh, huyết áp thấp: 12 lưu ý về dinh dưỡng và sinh hoạt
Chân tay lạnh, huyết áp thấp: 12 lưu ý về dinh dưỡng và sinh hoạt

Chân tay lạnh, huyết áp thấp gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Hãy nằm lòng 12 lưu ý bên dưới giúp bạn phòng tránh tình trạng này.

Ăn dưa leo có tác dụng gì? l www.lanhtaychan.com
Ăn dưa leo có tác dụng gì? l www.lanhtaychan.com

Ăn dưa leo có tác dụng gì? Dưa leo (dưa chuột) nhiều nước, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, kiểm soát đường huyết, tốt cho đường ruột và giúp giảm cân.

Nghiên cứu của CDC: Vắc-xin COVID-19 Moderna hiệu quả hơn Pfizer & J&J
Nghiên cứu của CDC: Vắc-xin COVID-19 Moderna hiệu quả hơn Pfizer & J&J

Kết quả từ nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy vắc-xin COVID-19 Moderna hiệu quả hơn Pfizer và J&J.

Chống nắng NEUTROGENA có chất gây ung thư vượt ngưỡng cho phép?
Chống nắng NEUTROGENA có chất gây ung thư vượt ngưỡng cho phép?

Theo thông tin từ Bloomberg & Valisure, mẫu thử một số lô sản phẩm có chất gây ung thư - benzen vượt ngưỡng cho phép, trong đó có sản phẩm chống nắng Neutrogena

Làm cách nào để giảm mỡ bụng? l www.lanhtaychan.com
Làm cách nào để giảm mỡ bụng? l www.lanhtaychan.com

Bạn băn khoăn làm cách nào để giảm mỡ bụng hiệu quả? Cần phải tránh 9 hiểu biết sai lầm sau đây nếu bạn muốn sở hữu chiếc bụng phẳng lỳ và vòng eo săn chắc!


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng