Ăn lá lốt có bị mất sữa không? Chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh!
Lá lốt có vị nồng, tính ấm, được sử dụng quen thuộc trong các món ăn của người Việt. Vậy, đối với mẹ cho con bú thì sao? Ăn lá lốt có bị mất sữa không?
Lá lốt tốt ra sao?
"Ăn lá lốt có bị mất sữa không?" là thắc mắc của nhiều mẹ cho con bú
- Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ Tiêu (Piperaceae).
- Lá, thân và rễ chứa ankaloid và tinh dầu. Tinh dầu có 35 thành phần trong đó 25 thành phần đã được nhận dạng, thành phần chủ yếu là β-caryophylen. Rễ chứa tinh dầu, trong đó thành phần chính là bornyl acetate.
- Lá lốt có tác dụng chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay, chân, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng tiêu chảy, bệnh đi ngoài lỏng.
- Lá lốt còn còn được sử dụng để nấu các món ăn như quen thuộc như chả băm viên lá lốt, bò cuốn lá lốt, canh lá lốt,...rất phổ biến trong đời sống.
Vậy, đối với mẹ cho con bú thì sao? Ăn lá lốt có bị mất sữa không?
Ăn lá lốt có bị mất sữa không? Hiện chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh
- Đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn lá lốt khiến mẹ bị giảm lượng sữa hay mất sữa.
- Việc mất sữa mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa từng người, chế độ dinh dưỡng... Trong đó, việc mẹ ăn uống đủ chất là vô cùng quan trọng để đảm bảo nguồn sữa mẹ đủ về lượng và chất cho bé.
- Bên cạnh đó, các mẹ có thể áp dụng một số món ăn lợi sữa như: móng giò, rau lang, rau đay, rau má, đinh lăng lá nhỏ, rong biển, đậu phộng, chuối, nước gạo lứt rang, yến mạch.
Nếu tình trạng mất sữa bị kéo dài mặc cho việc áp dụng các biện pháp lợi sữa thì các mẹ nên đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời nhé!
- Dược sĩ Ôn Lương -
Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của bác sĩ.
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm