Dành riêng cho chị em để nói lời tạm biệt với CHỨNG SÓN TIỂU SAU SINH!

Do ảnh hưởng của việc mang thai, rặn nhiều khi sinh nên các cơ sàn chậu bị yếu đi, khiến phần đa chị em bị sa tử cung và CHỨNG SÓN TIỂU SAU SINH hành hạ. 

 

Són tiểu là gì? 
 

Dành riêng cho chị em để nói lời tạm biệt với CHỨNG SÓN TIỂU SAU SINH!

Són tiểu rất phổ biến, đặc biệt là chứng són tiểu sau sinh

 

Són tiểu còn gọi tiểu không tự chủ, tức là tiểu tiện không kiểm soát, ở mức độ nhẹ thì chỉ đôi lúc són tiểu, nếu hơn thì ho hoặc hắt hơi cũng dẫn đến đi tiểu đột ngột không kiểm soát.

Trên thế giới có khoảng 50 triệu người bị són tiểu và cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 55 tuổi thì có từ 1 – 3 người bị són tiểu. Khoảng 20 – 50% số người bị són tiểu ở mức độ nặng.

Són tiểu khiến người mắc luôn cảm thấy xấu hổ, thiếu tự tin và mất vệ sinh. Tuy nhiên, bạn yên tâm là són tiểu hoàn toàn có thể chữa được nếu có cách tiếp cận đúng và kịp thời.
 

Nguyên nhân gây són tiểu
 

Són tiểu không phải là bệnh, mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Lối sống thiếu lành mạnh và một số phương pháp điều trị đôi khi cũng gây ra són tiểu. Són tiểu gồm 2 loại:

 

Són tiểu tạm thời
 

- Do thực phẩm hoặc thuốc điều trị gây lợi tiểu (tiểu nhiều) như: 

+Bia rượu, thực phẩm chứa caffeine, nước có ga, thức ăn cay, đồ ngọt, trái cây vị chua như cam quýt 

+Thuốc điều trị bệnh tim và huyết áp, thuốc an thần, thuốc giãn cơ, vitamin C liều cao

-Do nhiễm trùng tiểu gây kích thích bàng quang, tiểu nhiều, són tiểu

-Do táo bón: trực tràng ở gần bàng quang và có chung dây thần kinh kiểm soát. Khi bị táo bón, phân cứng gây kích thích dây thần kinh này liên tục và quá mức, vì thế gây nên tình trạng tiểu thường xuyên và són tiểu.

-Hút thuốc lá: gây tổn hại các mô cơ kiểm soát việc tiểu tiện.

 

Són tiểu kéo dài
 

- Mang thai. Thay đổi nội tiết tố và thai nhi chèn ép dẫn đến són tiểu.

- Sau sinh: Quá trình rặn khi sinh quá mạnh và kéo dài khiến tổn thương các cơ, mô và dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Thêm nữa, tình trạng sa tử cung, bàng quang, trực tràng hoặc ruột non khiến những bộ phận này bị đẩy xa khỏi vị trí ban đầu và nhô vào niệu đạo, gây ra chứng són tiểu sau sinh.

 

Dành riêng cho chị em để nói lời tạm biệt với CHỨNG SÓN TIỂU SAU SINH!

Cơ sàn chậu sau sinh bị yếu đi gây nên chứng són tiểu sau sinh

 

- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì cơ của bàng quang càng yếu nên không thể giữ được nước tiểu chặt ở trong bàng quang, khiến nước tiểu rò rỉ không kiểm soát.

- Mãn kinh: Estrogen – nội tiết tố nữ có vai trò giữ cho mô, niêm mạc bàng quang và niệu đạo khỏe mạnh. Mãn kinh khiến sụt giảm nghiêm trọng estrogen, làm cho các mô, niêm mạc này bị yếu, làm nặng hơn tình trạng són tiểu.

- Cắt tử cung: Bàng quang và tử cung được hỗ trợ bởi cùng được hỗ trợ bởi cơ sàn chậu. Cắt bỏ tử cung sẽ làm tổn thương các cơ sàn chậu dẫn tới són tiểu.

- Thừa cân: Trọng lượng tăng làm tăng áp lực lên bàng quang và các cơ xung quanh, làm suy yếu cơ và làm cho  nước tiểu chảy ra khi ho hoặc hắt hơi.

- Khối u đường tiết niệu, sỏi tiết niệu: gây chặn dòng nước tiểu bình thường, do đó khi bang quang đầy sẽ dẫn đến són tiểu.

- Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (hay gặp ở nam giới lớn tuổi), ung thư tuyến tiền liệt.

- Rối loạn thần kinh như bệnh đa xơ cứng, Parkinson, đột quỵ, u não hoặc chấn thương cột sống làm cản trở tín hiệu thần kinh kiểm soát bàng quang, gây ra són tiểu.
 

Triệu chứng són tiểu: 5 loại són tiểu 
 

- Són tiểu khi tăng áp lực trong bụng: Nước tiểu bị rò rỉ khi ho, hắt hơi, cười, tập thể dục hoặc nâng vật nặng. Các chị em bị chứng són tiểu sau sinh hay gặp loại són kiểu này.

- Són tiểu cấp kỳ: Đột ngột rất muốn đi tiểu khiến người mắc không kịp đi đến nhà vệ sinh. Tần suất són tiểu thường xuyên và xảy ra cả ban đêm. Són tiểu cấp kỳ có thể do nhiễm khuẩn, rối loạn thần kinh hoặc đái tháo đường.

- Són tiểu khi đầy bàng quang: Do bàng quang lúc nào cũng có nước tiểu nên bị tình trạng nhỏ giọt nước tiểu thường xuyên hoặc liên tục.  

- Són tiểu chức năng: Do các vấn đề về thể chất và tâm thần khiến người mắc không kịp đi đến nhà vệ sinh. Ví dụ: mắc viêm khớp háng nặng, động tác chậm không mở kéo khóa quần kịp để tiểu tiện.

- Són tiểu hỗn hợp: Là tình trạng són tiểu phối hợp các loại kể trên.
 

Phòng ngừa và điều trị són tiểu tại nhà
 

Áp dụng những biện pháp sau để phòng ngừa són tiểu hoặc nếu bạn đã bị són tiểu thì những biện pháp này sẽ giúp bạn cải thiện són tiểu.

- Duy trì cân nặng ở mức phù hợp. Sinh con xong, đa số phụ nữ bị thừa cân, điều này sẽ làm nặng thêm chứng són tiểu sau sinh.

 

Dành riêng cho chị em để nói lời tạm biệt với CHỨNG SÓN TIỂU SAU SINH!

Tập thể dục để cải thiện thừa cân, khắc phục chứng són tiểu sau sinh

 

- Tránh các chất kích thích bàng quang, chẳng hạn như caffeine, rượu và thực phẩm có vị chua nhiều. Tránh/cai hút thuốc lá.

- Uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Táo bón là nguyên nhân thường gặp gây chứng són tiểu sau sinh.

Theo quan niệm xưa mà đến nay vẫn còn áp dụng nhiều, đó là sau khi sinh nữ giới không được ăn canh rau hoặc thức ăn nhiều nước để tránh bị rò dịch, mà chỉ được ăn các món khô ít nước. Cách ăn này dễ gây táo bón, khiến phụ nữ dễ mắc chứng són tiểu sau sinh hơn. 

 

Dành riêng cho chị em để nói lời tạm biệt với CHỨNG SÓN TIỂU SAU SINH!

Bổ sung chất xơ để tránh táo bón, nhằm ngăn ngừa chứng són tiểu sau sinh

 

- Tập Kegel: Phụ nữ sau sinh hay bị yếu cơ sàn chậu, sa tử cung – nguyên nhân chính gây chứng són tiểu sau sinh. Tập Kegel là một trong những cách quan trọng nhất để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu, khắc phục sa tử cung, cải thiện hiệu quả chứng són tiểu sau sinh.

 

Dành riêng cho chị em để nói lời tạm biệt với CHỨNG SÓN TIỂU SAU SINH!

Tập Kegel đúng cách và đều đặn để cải thiện sa tử cung và chứng són tiểu sau sinh

 

**Cách tập Kegel: Chị em có thể ngồi hoặc nằm, nên chọn tư thế nằm dưới sàn để dễ thực hiện động tác.

+ Nằm xuống sàn, thả lỏng toàn bộ cơ thể. Duỗi thẳng lưng, 2 cánh tay song song, 2 đầu gối co lên.

+ Siết chặt vùng xương chậu sau đó nâng hông lên trong vòng 3 - 5 giây.  Khi đã quen, có thể tăng số giây lên.

+ Nhẹ nhàng thả lỏng cơ thể, đặt lưng, hông xuống dưới sàn và nằm thư giãn trong vòng 10 giây.

+ Tiếp tục thực hiện cho đủ 10 lần.

Thực hành tập Kegel mỗi ngày, chứng són tiểu sau sinh sẽ được được đẩy lùi. Bên cạnh đó, Kegel còn giúp làm ấm, giúp không bị lạnh tay chân và giúp làm co nhỏ âm đạo, tăng cường khả năng tình dục, điều trị hiệu quả chứng lãnh cảm sau sinh của nữ giới.

- Để cải thiện chứng són tiểu sau sinh do sa tử cung, canh cá diếc với hoàng kỳ và gừng sẽ giúp ích. 

**Cách làm: 25g hoàng kỳ, 1 con cá diếc, 10 chỉ xác sao. Xác sao, hoàng kỳ rửa sạch cho vào nồi đun sôi rồi bỏ bã chắt lấy nước nấu canh cá. Cá diếc làm sạch ướp muối gừng, sau đó cho vào nước thuốc đã đun nấu thành canh, ăn hàng ngày. 

 

Dành riêng cho chị em để nói lời tạm biệt với CHỨNG SÓN TIỂU SAU SINH!

Canh cá diếc và hoàng kỳ rất tốt để trị sa tử cung và chứng són tiểu sau sinh

 

- Bài thuốc đắp: lấy muối tinh và cám tấm rang vàng, trộn lại rồi đùm vào miếng vải mềm chườm lên lưng dưới mỗi tối để giúp tử cung thụt vào và co lên, cải thiện chứng són tiểu sau sinh.

 

***Ngoài chứng són tiểu sau sinh, thì việc tuần hoàn máu ở phụ nữ sau sinh chưa hồi phục do mất máu khi sinh cũng khiến phần đa chị em bị hành hạ bởi chứng chân tay lạnh sau sinh. Để khắc phục điều này, các chị em nên áp dụng ngâm chân với gừng và muối mỗi tối trước khi đi ngủ.

**Cách thực hiện: Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ cỡ 2 ngón tay (khoảng 20-30g) - như hình minh họa đem đập dập rồi cho vào đun sôi trong 10 phút với nửa nồi nước, nhớ đậy nắp kín để tránh bay hơi một số chất trong gừng. Pha thêm nước lạnh và muối vào nước gừng để cho nhiệt độ còn khoảng 40 - 50oC (sờ thấy ấm vừa, ấm hơn nhiệt độ cơ thể - 37oC một chút) thì ngâm tay chân. Áp dụng mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để giải trừ chân tay lạnh sau sinh.