Bà đẻ có ăn được trứng vịt lộn không? Có, nhưng nên ăn ít (1 quả/tuần)
Trứng vịt lộn với rau răm, gừng là món ăn khiến cộng đồng bà đẻ liên tục "ứa nước miếng". Đây là món ăn rất bổ dưỡng. Vậy bà đẻ có ăn được trứng vịt lộn không?
Trứng vịt lộn có tốt không?
Bà đẻ có ăn được trứng vịt lộn không? - Câu hỏi của rất nhiều mẹ sau sinh
Trong Đông Y, trứng vịt lộn có công dụng dưỡng huyết, ích trí, cải thiện khả năng sinh lý.
Trứng vịt lộn rất giàu dinh dưỡng và giàu năng lượng. 1 quả trứng vịt lộn có thể cung cấp tới 182 Kcal năng lượng. Thành phần chính trong 1 quả trứng vịt lộn gồm 13.6g đạm, 12.4g chất béo, 82mg canxi, 4g carbohydrate, 212gr phốt pho, 600mg cholesterol, 3mg sắt, 5mg vitamin C. Ngoài ra, trứng vịt lộn còn chứa beta carotene, vitamin A, B1, B2, PP.
Trứng vịt lộn ăn chung với rau răm và gừng tươi có tác dụng tốt trong việc chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể, khắc phục chứng đau đầu, chóng mặt và chữa yếu sinh lý.
Bà đẻ có ăn được trứng vịt lộn không?
Bà đẻ có ăn được trứng vịt lộn không? Có, nhưng nên ăn ít (1 quả/tuần)
Có, nhưng nên ăn ít, không quá 1 quả/tuần. Trứng vịt lộn giúp bổi bổ cơ thể sau sinh vì các mẹ bị mất máu khi sinh và ra sản dịch, góp phần làm cho các mẹ hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
Tuy nhiên, trứng vịt lộn chỉ tốt khi ăn đúng cách:
- Không nên ăn vào buổi tối do trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu, dẫn đến khó ngủ.
- Không ăn nhiều hơn 1 quả/tuần vì sẽ dễ bị thừa cholesterol (lâu dài gây xơ vữa động mạch và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch), dư vitamin A (gây vàng da), dễ gây tăng cân, dễ bị lạnh bụng, trướng hơi, khó tiêu. Ngoài ra, do trứng vịt lộn giàu năng lượng, khi ăn nhiều sẽ khiến cho các mẹ no lâu và ít ăn những thực phẩm khác, gây mất cân bằng trong chế độ ăn uống của các mẹ sau sinh, ảnh hưởng không tốt đến sự hồi phục của cơ thể mẹ cũng như việc tạo sữa và tiết sữa cho bé bú.
- Những ai có tiền sử hoặc hiện đang bị cao huyết áp, viêm gan, tim mạch, gút, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, thừa cân, béo phì nên kiêng ăn trứng vịt lộn vì tình hình sẽ trầm trọng hơn.
- Nên ăn cùng gừng và rau răm. Đây là cách kết hợp hài hòa bởi rau răm và gừng có tính ấm nóng, kích thích tiêu hóa, giúp trung hòa tính hàn lạnh và khả năng gây khó tiêu của trứng vịt lộn.
- Dược sĩ Chiêu Dương -
Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của bác sĩ.
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm