SAU SINH MỔ ĂN TRỨNG ĐƯỢC KHÔNG? | www.lanhtaychan.com
Theo quan niệm truyền miệng từ xưa, ăn trứng sẽ làm vết mổ khó lành và gây sẹo trắng. Vậy chuyên gia, Bác sĩ nói gì về dinh dưỡng cũng như quan niệm xưa về trứng thế nào?
SAU SINH MỔ và SINH THƯỜNG ĂN TRỨNG ĐƯỢC KHÔNG?
Theo quan niệm truyền miệng từ xưa, ăn trứng sẽ làm vết mổ khó lành và gây sẹo trắng? Vậy bà mẹ sinh mổ, sinh thường có được ăn trứng không?
Chuyên gia nói gì về giá trị dinh dưỡng và trứng liên quan gì đến việc lành sẹo?
Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của trứng.
- Trứng chứa nhiều protein, cholesterol có lợi cho sức khỏe cùng các loại chất dinh dưỡng khác.
*** Xin nhấn mạnh, quan niệm trứng chứa cholesterol không tốt cũng được các nhà khoa học hiện đại chứng minh rằng không đúng.
Cholesterol trong chế độ ăn uống rất ít ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol trong máu dù vậy Bác sĩ vẫn khuyên hạn chế dầu mỡ đối với bện nhân có chỉ số cholesterol tăng cao hơn mức bình thường.
Riêng cholesterol trong trứng luộc không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và không làm tăng lượng cholesterol toàn phần cũng như nồng độ cholesterol có hại (LDL cholesterol). Thậm chí, trứng luộc còn có thể cải thiện hàm lượng cholesterol có lợi (HDL cholesterol).
Hai nghiên cứu khoa học được thực hiện trên hơn 100.000 người trưởng thành còn cho thấy, ăn một quả trứng mỗi ngày không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Sự thật trứng có cung cấp hàm lượng lớn cholesterol. Mỗi quả trứng luộc chứa khoảng 212 mg cholesterol, tức là khoảng 71% nhu cầu cholesterol được khuyến cáo mỗi ngày cho cơ thể tuy nhiên không hề gây hại cho cơ thể nếu biết ăn đúng liều lượng. Chuyên gia khuyên rằng chúng ta chỉ nên ăn 1 quả trứng một ngày.
Trứng rất dễ chế biến thành các món ăn ngon như luộc cho salad, chiên, kho, hấp, nướng, xào với rau củ… tuy nhiên với mẹ sinh mổ, sinh thường thì chỉ nên ăn trứng luộc là vừa đủ năng lượng và dinh dưỡng, giảm dầu mỡ chiên xào sẽ giúp giảm cân hiệu quả hơn.
Một quả trứng luộc cỡ vừa (khoảng 50 gram) có thể cung cấp hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:
• Năng lượng: 77 calo
• Carbohydrate: 0,6 gram
• Tổng lượng chất béo: 5,3 gram
• Chất béo bão hòa: 1,6 gram
• Chất béo không bão hòa đơn: 2,0 gram
• Cholesterol: 212 mg
• Protein: 6,3 gram
• Vitamin A: 6% mức nhu cầu vitamin A được khuyến nghị cho cơ thể mỗi ngày.
• Vitamin B2: 15% mức nhu cầu vitamin B2 được khuyến nghị cho cơ thể mỗi ngày.
• Vitamin B12: 9% mức nhu cầu vitamin B12 được khuyến nghị cho cơ thể mỗi ngày.
• Vitamin B5: 7% mức nhu cầu vitamin B5 được khuyến nghị cho cơ thể mỗi ngày.
• Photpho: 86 mg, tương đương 9% mức nhu cầu photpho được khuyến nghị cho cơ thể mỗi ngày
• Selen: 15,4 microgam, tương đương 22% mức nhu cầu selen được khuyến nghị cho cơ thể mỗi ngày.
Trứng luộc cũng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng khác, bao gồm vitamin D, kẽm, canxi và tất cả các loại vitamin nhóm B trong đó, đặc biệt phải kể đến riboflavin (vitamin B2) và vitamin B12. Các chất dinh dưỡng chủ yếu nằm trong lòng đỏ của trứng, trong khi lòng trắng chứa chủ yếu là protein.
Trứng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao giúp nhanh lành vết mổ, vết khâu tầng sinh môn
Protein có vai trò quan trọng đối với nhiều hoạt động trong cơ thể, đặc biệt là vai trò xây dựng cơ bắp, xương và sản xuất các loại hormone cũng như enzyme điều hòa các hoạt động của cơ thể và đặc biệt thúc đẩy quá trình lành sẹo nhanh ở mẹ sinh mổ và cả sinh thường.
Trứng cung cấp khoảng 6 gram protein. Cần lưu ý protein do trứng cung cấp đều là những loại protein có chất lượng cao và các loại axit amin thiết yếu đối với cơ thể và protein có nhiều trong lòng đỏ trứng.
Vậy sau sinh mổ hoặc sinh thường, mẹ có thể ăn 1 quả trứng luộc một ngày để có đủ năng lượng và dưỡng chất tốt giúp nhanh hồi phục cơ thể, đủ sữa cho bé bú mà không tăng cân. Đồng thời trứng không hề làm vết mổ, vết sẹo có màu trắng như dân gian truyền miệng.
BS Hoàng Anh tổng hợp, bài viết trên trang www.lanhtaychan,com mang tính tham khảo, không thay thế điều trị của BS chuyên khoa của bạn.
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm