SAU SINH ĂN SỮA CHUA ĐƯỢC KHÔNG? | www.lanhtaychan.com
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhất là hệ tiêu hóa ở mẹ sau sinh, tránh táo bón nhất là mẹ sinh mổ.
SAU SINH ĂN SỮA CHUA ĐƯỢC KHÔNG?
- Sữa chua hay còn gọi la yaourt, yogurt là sản phẩm làm từ sữa rất phổ biến và giàu dinh dưỡng, không chỉ cung cấp canxi mà còn có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe nhất là mẹ sau sinh, người già và trẻ em.
- Sữa chua có dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe vì chứa đầy đủ các chất như protein, glucid, lipid, các muối khoáng nhất là canxi, vitamin đặc biệt là vitamin nhóm A và B và acid lactic, probiotic đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa.
- Sữa chua chính là sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức tươi cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột. Quá trình chủ yếu xảy ra trong lên men sữa chua là đường Lactose chuyển thành đường glucose rồi chuyển thành acid pyruvic và cuối cùng là axit lactic.
Thành phần dinh dưỡng của sữa chua gồm những gì?
Protein
Sữa chua làm từ sữa nguyên chất có thể chứa khoảng 8,5g protein trong mỗi 245g sữa chua. Protein này chia thành 2 loại:
• Whey (váng sữa): là nhóm protein hòa tan nhỏ hơn trong các sản phẩm sữa, chiếm 20% hàm lượng protein trong sữa chua. Protein whey từ lâu đã là sản phẩm bổ sung phổ biến đối với các vận động viên và người tập thể hình, tăng cơ, giảm mỡ, giảm cân.
• Casein: là các protein sữa không hòa tan.
Cả 2 loại protein này đều tốt cho cơ thể nhất là chống táo bón, tiêu hóa dễ dàng cho mẹ sau sinh.
Chất béo
• Chiếm từ 0,4% - 3,3% tùy sữa béo hoặc không béo.
• Phần lớn chất béo trong sữa chua đều là chất béo bão hòa (70%) nhưng cũng chứa một lượng chất béo không bão hòa đơn hợp lý.
• Chất béo trong sữa chua có thể cung cấp tới 400 loại axit béo khác nhau.
Đường
Sữa chua chứa ít đường tự nhiên nếu trong quá trình làm sữa không cho thêm đường, sữa chua nguyên nhất chứa đường đơn lactose và galactose.
• Hàm lượng lactose trong sữa chua thấp hơn sữa, do quá trình lên men vi khuẩn của sữa chua làm cho lactose bị phá vỡ và chuyển hóa thành galactose và glucose.
• Hầu hết glucose sẽ chuyển hóa thành axit lactic làm nên vị chua của sản phẩm.
• Ngoài ra sữa chua còn chứa một lượng chất làm ngọt bổ sung đáng kể như sucrose (đường trắng) và đường hương liệu.
• Lượng đường trong sữa chua thường không cố định và có thể dao động từ 4,7% đến 18,6% hoặc cao hơn.
Vitamin và khoáng chất
Tùy vào loại sữa chua khác nhau sẽ có thành phần vitamin và khoáng chất khác nhau. Sữa chua làm từ sữa tươi nguyên chất sẽ chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất rất lớn như:
• Vitamin B12.
• Canxi.
• Photpho: sữa chua là nguồn cung cấp photpho đáng kể, đây là khoáng chất thiết yếu trong quá trình sinh học của cơ thể.
• Riboflavin: còn gọi là vitamin B2 được cung cấp chủ yếu nhờ sản phẩm từ sữa trong chế độ ăn hiện đại.
Probiotic
Là vi khuẩn sống có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và được tìm thấy trong các sản phẩm sữa lên men như sữa chua. Các probiotic ở trong sản phẩm lên men chủ yếu là vi khuẩn axit lactic và bifidobacteria. Một số lợi ích của probiotic đem lại gồm có:
• Tăng cường hệ miễn dịch
• Giảm cholesterol
• Tổng hợp vitamin: lợi khuẩn bifidobacterium có thể tổng hợp hoặc tạo ra nhiều loại vitamin như thiamin, niacin, vitamin B6, vitamin B12, folate và vitamin K
• Bifidobacterium còn có lợi cho hệ tiêu hóa giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
• Giúp điều trị tiêu chảy gây ra do kháng sinh
• Chống lại bệnh táo bón
• Tăng khả năng tiêu hóa lactose
Tình trạng táo bón sẽ được cải thiện khi người bệnh sử dụng sữa chua hằng ngày.
Sử dụng sữa chua sao cho tốt?
• Sữa chua rất hiệu quả trong việc lập lại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột nhất là sau sinh mổ Bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ uống, chích kháng sinh. Nên ăn sữa chua ngay đợt sử dụng kháng sinh chứ không phải sau khi dùng kháng sinh.
• Sữa chua giúp mẹ sau sinh tiêu hóa dễ dàng, tránh tình trạng táo bón. Vì mẹ sau sinh cần sản xuất lượng sữa đủ nuôi em bé nên ngoài ăn sữa chua, mẹ nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
• Không nên ăn sữa chua lúc đói: nguyên nhân là do nếu ăn sữa chua lúc đói sẽ khiến men lactic dễ bị hủy hoại và làm mất tác dụng của sữa chua. Độ pH thích hợp để men lactic sinh trưởng và phát triển là từ 4-5. Tốt nhất chỉ nên ăn sữa chua trong 1-2 giờ sau bữa ăn
• Không nên đun nóng sữa chua: vì sẽ làm mất tác dụng hữu ích và giảm hương vị của sữa chua. Để đảm bảo tác dụng của sữa chua và không khiến trẻ bị viêm họng do bảo quản lạnh thì nên lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh trước 15-30 phút.
Chúc các bà mẹ sau sinh chọn lựa sữa chua tốt và sử dụng đúng cách hàng ngày nhé!
BS Hoàng Anh
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm