Sau sinh mẹ bị cúm có nên cho con bú không | www.lanhtaychan.com
Sau sinh mẹ bị cúm có nên cho con bú không?
Cúm không lây sang trẻ sơ sinh qua sữa mẹ. Mẹ bị nghi ngờ hoặc được xác định mắc cúm vẫn có thể tiếp tục cho con bú.
Sữa mẹ cung cấp sự bảo vệ chống lại nhiều bệnh đường hô hấp, bao gồm cả bệnh cúm. Người mẹ bị nghi ngờ hoặc được xác định mắc cúm nên thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa có thể để tránh lây lan virus cúm sang con mình trong khi vẫn tiếp tục cho con bú.
Cúm là một bệnh cấp tính do virus cúm và chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp, nếu không điều trị sớm, cúm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên), những người mắc một số bệnh lý nhất định có nguy cơ cao bị những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm.
CÚM CÓ LÂY NHIỄM TỪ MẸ SANG TRẺ QUA SỮA MẸ KHÔNG?
Sau sinh mẹ bị cúm có nên cho con bú không
Cúm không lây sang trẻ sơ sinh qua sữa mẹ. Cúm lây truyền chủ yếu từ người sang người qua các giọt bắn đường hô hấp khi ho, hắt hơi, nói chuyện, hoặc có thể khi một người chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có virus cúm và sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của họ.
MẸ BỊ CÚM CÓ NÊN CHO CON BÚ KHÔNG?
Sữa mẹ chứa các kháng thể và các yếu tố miễn dịch khác có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh cúm và là nguồn dinh dưỡng được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh, ngay cả khi mẹ bị cúm.
Mẹ nên uống đủ nước và cần có người chăm sóc để được nghỉ ngơi.
Nếu mẹ quá mệt mỏi không thể cho trẻ bú sữa mẹ thì cần thiết có người chăm sóc để giúp mẹ vắt sữa và cho bé bú sữa mẹ đã vắt ra. Cần giữ vệ sinh và đảm bảo vắt sữa đúng cách.
Vì lượng sữa mẹ tiết ra trong giai đoạn mẹ bị cúm có thể bị giảm nên trong trường hợp mẹ thiếu sữa cho bé bú thì có thể cần phải bổ sung cho trẻ nguồn sữa ngoài (ví dụ sữa công thức).
TRẺ BỊ CÚM CÓ NÊN TIẾP TỤC BÚ MẸ?
Khi trẻ sơ sinh bị cúm, khuyến khích bà mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc cho trẻ bú sữa mẹ đã vắt ra. Trẻ sơ sinh bị ốm cần được cấp đủ nước và sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất để cung cấp nước cũng như chất dinh dưỡng cho trẻ.
PHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM CÚM TỪ MẸ SANG TRẺ
Sau sinh mẹ bị cúm có nên cho con bú không
Những biện pháp phòng ngừa này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi vì chúng không được khuyến cáo tiêm chủng ngừa virus cúm trong độ tuổi này.
Các bà mẹ bị cúm nên rửa kỹ và lau khô tay bằng xà phòng và nước trước khi chạm vào trẻ sơ sinh hoặc bất kỳ đồ vật nào mà trẻ sẽ chạm vào và bất cứ lúc nào mẹ hắt hơi hoặc ho trên tay.
Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và giúp bảo vệ khỏi các bệnh nhiễm trùng nhờ các kháng thể và các yếu tố miễn dịch khác có trong sữa mẹ. Nếu mẹ quá mệt mỏi không thể cho trẻ bú sữa mẹ thì cần thiết có người hỗ trợ để giúp mẹ vắt sữa và cho bé bú sữa mẹ đã vắt ra. Cần giữ vệ sinh và đảm bảo vắt sữa đúng cách.
PHÒNG CHỐNG NHIỄM CÚM TOÀN DIỆN CHO CẢ GIA ĐÌNH
Tiêm chủng cho phụ nữ mang thai và cho con bú giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Tiêm phòng cúm an toàn cho phụ nữ đang cho con bú và trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên. Trên thực tế, những phụ nữ được chủng ngừa cúm khi đang mang thai hoặc đang cho con bú phát triển các kháng thể chống lại bệnh cúm mà các kháng thể này có thể truyền cho trẻ qua sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ do đó có thể bảo vệ chống lại bệnh cúm cho trẻ sơ sinh, kể cả trẻ dưới 6 tháng tuổi không được chủng ngừa cúm. Tiêm phòng cúm hàng năm được khuyến cáo cho tất cả người lớn và trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên (trừ một số trường hợp đặc biệt), và rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
Để bảo vệ trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ dưới 6 tháng tuổi không thể tiêm chủng, cha mẹ, anh chị em, các thành viên khác trong gia đình từ 6 tháng tuổi trở lên và những người chăm sóc trẻ nên tiêm phòng cúm hàng năm.
Các hành động phòng ngừa hàng ngày như tránh tiếp xúc gần với người bệnh, che mũi và miệng bằng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho và vứt khăn giấy đi ngay sau đó, thực hành vệ sinh tay đúng cách và khử trùng bề mặt cũng có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh cúm, cho dù chúng có bú sữa mẹ hay không.
THUỐC KHÁNG VIRUS CÚM CHO MẸ ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN CHO CON BÚ
Mặc dù dữ liệu còn hạn chế, nhưng Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo điều trị phụ nữ sau sinh (ví dụ, trong vòng 2 tuần sau khi sinh) với thuốc kháng virus vì họ có nguy cơ cao bị biến chứng của bệnh cúm.
Đối với phụ nữ đang cho con bú bị nghi ngờ hoặc đã xác định bị cúm, điều trị bằng oseltamivir đường uống hiện đang được ưu tiên. Dữ liệu hiện có chỉ ra rằng oseltamivir bài tiết kém qua sữa mẹ.
KẾT LUẬN
Sau sinh mẹ bị cúm có nên cho con bú không
+ Cúm không lây sang trẻ sơ sinh qua sữa mẹ.
+ Sữa mẹ chứa các kháng thể và các yếu tố miễn dịch khác có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh cúm và là nguồn dinh dưỡng được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh, ngay cả khi mẹ bị cúm.
+ Nếu mẹ quá mệt mỏi không thể cho trẻ bú sữa mẹ thì cần thiết có người hỗ trợ để giúp mẹ vắt sữa và cho bé bú sữa mẹ đã vắt ra. Cần giữ vệ sinh và đảm bảo vắt sữa đúng cách.
+ Tiêm chủng cho phụ nữ mang thai và cho con bú giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.
+ Tiêm phòng cúm an toàn cho phụ nữ đang cho con bú và trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên.
+ Để bảo vệ trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ dưới 6 tháng tuổi không thể tiêm chủng, cha mẹ, anh chị em, các thành viên khác trong gia đình từ 6 tháng tuổi trở lên và những người chăm sóc trẻ nên tiêm phòng cúm hàng năm.
+ Các hành động phòng ngừa hàng ngày như tránh tiếp xúc gần với người bệnh, che mũi và miệng bằng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho và vứt khăn giấy đi ngay sau đó, thực hành vệ sinh tay đúng cách và khử trùng bề mặt cũng có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh cúm, cho dù chúng có bú sữa mẹ hay không.
- Dược sĩ Như Ngọc -
Nguồn tham khảo:
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm