3 ĐIỀU PHỤ NỮ MANG THAI VÀ SAU SINH CẦN BIẾT VỀ NÁM DA | www.lanhtaychan.com

Nám da trong thời gian mang thai và sau sinh là nỗi lo lắng của tất cả các bà mẹ bên cạnh niềm hạnh phúc về đứa con thương yêu của mình.

Điều trị nám da rất phức tạp, đặc biệt nám do thay đổi nội tiết tố, bệnh nhân cần kiên trì và tuân thủ để có hiệu quả tối ưu cũng như đừng quên phải luôn thoa kem chống nắng hàng ngày.

 

3 ĐIỀU CÁC MẸ BẦU CẦN BIẾT 

VỀ NÁM THAI KỲ VÀ SAU SINH

 

1. 50-70% phụ nữ mang thai bị nám.

2. Nguyên nhân do thay đổi nội tiết, estrogen & progresteron tăng cao trong thai kỳ kích thích tế bào melanocytes sản sinh hắc tố melanin.

3. Nám có thể sẽ mờ dần và biến mất sau 1 năm hoặc vẫn tồn tại và cần điều trị nám sau sinh.

 

Nám xuất hiện khi mang thai, nguyên nhân do thay đổi nội tiết tố estrogen

 

- Nám không phải là bệnh lý da nguy hiểm tuy nhiên vì xuất hiện chủ yếu trên mặt, kích thước có thể nhỏ từ 0.5cm, có khi rộng đến 10cm nên gây lo lắng, tự ti vì mất thẩm mỹ.

- Nám thai kỳ còn được gọi là mặt nạ thai kỳ (mask of pregnancy), hàm ý nám xuất hiện khi mang thai.

- Tuy nhiên không phải trường hợp nào nám cũng biến mất sau sinh mà có thể kéo dài sau 1 năm hoặc vẫn tồn tại cần điều trị.

- Vì nám khởi phát do thay đổi nội tiết tố nên 10-20% phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai đường uống hoặc dùng liệu pháp hormone thay thế cấy dưới da, u buồng trứng, rối loạn nội tiết…cũng bị nám.

- Nám thai kỳ sẽ nặng và trầm trọng hơn nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời, tia cực tím UV hoặc da bị kích ứng, viêm do sử dụng mỹ phẩm, kem, thuốc thoa trên da không phù hợp.

 

NÁM THAI KỲ LÀ GÌ?


- Nám tiếng Anh là Melasma bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Melas” nghĩa là đen, tương ứng với biểu hiện của nám là màu nâu nhạt, xám. Nám là rối loạn tổng hợp melanin (hắc tố) mắc phải làm tăng sắc tố.

- Vì liên quan đến hormone nên nám sẽ tăng ở phụ nữ mang thai, sau sinh và sẽ giảm ở phụ nữ mãn kinh.

- Ngoài nguyên nhân do nội tiết tố như đã đề cập ở trên, tia cực tím UV là nguyên nhân chính gây ra nám. Tia UV làm tăng hoạt động sản xuất melanin (hắc tố) gây ra nám. Một phát hiện quan trọng, không chỉ tia cực tím UV mới gây nám, mà ánh sáng nhìn thấy cũng gây ra nám- nghĩa là chỉ cần ánh sáng tác động cũng gây ra nám.

 

 

NÁM Ở MẸ BẦU ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?

- Điều trị nám cho mẹ bầu cũng đặc biệt hơn người bình thường. Thuốc thoa ngoài da vẫn là tiêu chuẩn vàng. 

- Dù các nghiên cứu cho thấy kết hợp 3 thuốc gồm [hydroquinone + tretinoin + steroid] chứng minh hiệu quả rõ rệt so với phối hợp 2 thuốc hoặc đơn trị liệu với hydroquinone. Tuy nhiên vì tretinoin ảnh hưởng đến thai nhi nên tuyệt đối không được sử dụng. Có thể lựa chọn hydroquinone thoa theo toa Bác sĩ.

*** Phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng với thuốc kể cả thuốc thoa ngoài da.  Nên hỏi thật kỹ Bác sĩ hoặc đọc kỹ nhãn thuốc, kem thoa trước khi dùng.

- Nám thai kỳ có thể sử dụng phương pháp lột nhẹ để giảm nám hoặc bắn tia Laser. Lưu ý, không được IPL vì sẽ làm vết nám đậm hơn, nặng hơn.

- Sử dụng kem chống nắng hàng ngày, có thể chọn chỉ số SPF từ 30-50, thoa lặp lại mỗi 2 tiếng.

- Che nắng bằng mũ rộng vành, khẩu trang, áo khoác dài tay, dù…

- Có thể sử dụng kem, phần trang điểm che mờ vết nám vừa bảo vệ da vừa tăng thẩm mỹ, đây cũng là liệu pháp tâm lý giúp mẹ bầu thoải mái, không lo lắng.

!!! Nên nhớ tâm lý người mẹ trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng với sự phát triển tinh thần và thể chất của thai nhi. Mẹ bầu cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ và ăn uống đủ chất.

- Không nên tẩy lông bằng sáp: Sử dụng sáp để loại bỏ lông có thể gây viêm da làm cho tình trạng nám sạm da trở nên tồi tệ, đặc biệt là ở các vị trí của cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi sắc tố.

- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không gây dị ứng: Sữa rửa mặt và kem bôi mặt gây kích ứng da có thể làm cho tình trạng nám trở nên tồi tệ hơn.

 

NÁM DA SAU SINH

 

 

- Tình trạng nám da khi mang thai sẽ mờ dần mà không cần điều trị sau sinh. Thời gian mờ nám có thể kéo dài trong vòng 1 năm hoặc nhiều hơn sau khi sinh. Đôi khi, chúng cũng không thể biến mất hoàn toàn sau giai đoạn này.

- Một trong những nguyên nhân gây nám sau khi sinh là do nội tiết tố estrogen giảm nhưng vẫn chưa trở về mức cân bằng hoặc một số phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai có chứa hormone estrogen như thuốc tránh thai uống, miếng dán hay vòng tránh thai. Đây là yếu tố góp phần làm thay đổi nội tiết cũng như thay đổi sắc tố da và gây ra tình trạng nám da.

- Để khắc phục tình trạng này, bạn cần gặp bác sĩ da liễu để tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị nám phù hợp. Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng kem tẩy trắng có chứa thành phần hydroquinone (và có thể là kem chống nắng), hoặc một loại thuốc bôi có chứa tretinoin (Retin-A) vì sau sinh đã có thể dùng thuốc này.

- Bạn cũng có thể hỏi ý kiến Bác sĩ về phương pháp tránh thai không làm ảnh hưởng nội tiết tố như sử dụng bao cao su…để giúp giảm nám nhanh hơn.

 

ĐIỀU TRỊ NÁM PHỨC TẠP VÀ LÂU DÀI

 

- Kết quả trị nám không đến tức thì, bệnh nhân cần kiên nhẫn và tuân thủ đúng hướng dẫn và trị liệu của Bác sĩ da liễu.

- Phụ nữ bị nám da sau sinh cần phải duy trì bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời trong suốt cả ngày bằng cách sử dụng kem chống nắng hàng ngày.

- Rất cần sử dụng mũ, dù, khẩu trang và quần áo dài để bảo vệ làn da khi đi nắng.

 

Bài viết trên trang www.lanhtaychan.com do BS Hoàng Anh thực hiện có tham khảo tài liệu Evangeline B. Handog và y văn thế giới, lời khuyên cho phụ nữ mang thai và sau sinh mang tính tham khảo, không thay thế điều trị của Bác sĩ chuyên khoa.

 

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

PHỤ NỮ SAU SINH LÀM GÌ ĐỂ QUAY TRỞ LẠI VÀ LỢI HẠI HƠN XƯA? | www.lanhtaychan.com
PHỤ NỮ SAU SINH LÀM GÌ ĐỂ QUAY TRỞ LẠI VÀ LỢI HẠI HƠN XƯA? | www.lanhtaychan.com

Bạn đang lên kế hoạch giảm cân để trở lại cân nặng trước khi mang thai? Xin nhắc rằng bạn đã có 9 tháng mang thai nên hãy cho cơ thể bạn thời gian để quay trở lại. Chắc chắn sau khi đọc bài này bạn sẽ tìm ra cách quay trở lại và lợi hại hơn xưa!  
Sau sinh uống sữa tươi không đường được không? l www.lanhtaychan.com
Sau sinh uống sữa tươi không đường được không? l www.lanhtaychan.com

Sữa tươi không đường giàu dinh dưỡng như đạm, chất béo có lợi, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi. Vậy mẹ sau sinh uống sữa tươi không đường được không? 
Dành riêng cho chị em để nói lời tạm biệt với CHỨNG SÓN TIỂU SAU SINH!
Dành riêng cho chị em để nói lời tạm biệt với CHỨNG SÓN TIỂU SAU SINH!

Do ảnh hưởng của việc mang thai, rặn nhiều khi sinh nên các cơ sàn chậu bị yếu đi, khiến phần đa chị em bị sa tử cung và CHỨNG SÓN TIỂU SAU SINH hành hạ. 
Đang cho con bú uống thuốc ngừa thai được không | www.lanhtaychan.com
Đang cho con bú uống thuốc ngừa thai được không | www.lanhtaychan.com

Đang cho con bú uống thuốc ngừa thai được không? ĐƯỢC. Đây là một trong những biện pháp ngừa thai phổ biến, đơn giản, hiệu quả cho mẹ sau sinh đang cho con bú.
Lạnh Tay Chân sau sinh có nên hơ than? | www.lanhtaychan.com
Lạnh Tay Chân sau sinh có nên hơ than? | www.lanhtaychan.com

Lạnh tay chân sau sinh, mẹ có nên hơ than? Nguyên nhân và tác hại của tập tục hơ than, nằm than cho mẹ và bé sơ sinh.  
Mọi điều cần biết về nịt bụng sau sinh đúng cách l www.lanhtaychan.com
Mọi điều cần biết về nịt bụng sau sinh đúng cách l www.lanhtaychan.com

Nịt bụng sau sinh đúng cách giúp mẹ mau chóng lấy lại vòng bụng thon gọn như thời con gái. Tuy nhiên, nếu nịt bụng không đúng cách sẽ gây hậu quả khó lường.
ĂN GÌ ĐỂ NHIỀU SỮA CHO CON BÚ: 12 LOẠI TRÁI CÂY, HOA QUẢ LỢI SỮA
ĂN GÌ ĐỂ NHIỀU SỮA CHO CON BÚ: 12 LOẠI TRÁI CÂY, HOA QUẢ LỢI SỮA

Ăn gì để nhiều sữa cho con bú là trăn trở lớn nhất của mẹ sau sinh. Hãy cùng chuyên gia lựa chọn 12 loại trái cây, hoa quả lợi sữa cho mẹ sau sinh nhé!
Sau sinh mổ ăn chuối được không | www.lanhtaychan.com
Sau sinh mổ ăn chuối được không | www.lanhtaychan.com

Sau sinh mổ ăn chuối được không? Câu trả lời là CÓ. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong chuối rất đa dạng và phong phú, rất tốt cho phụ nữ sau sinh mổ.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng