Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà l www.lanhtaychan.com

Nhiễm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sổ mũi. Vậy, cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà như thế nào? Có cần thiết phải đưa trẻ đến bác sĩ không?

 

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà

 

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà l www.lanhtaychan.com

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà là thắc mắc của hầu hết bố mẹ

 

1. Nhỏ nước muối sinh lý
 

- Nếu nước mũi của trẻ có màu trắng trong, cần nhỏ nước muối 0,9% cho trẻ mỗi ngày 4 - 5 lần, mỗi bên mũi 3 - 4 giọt.

- Nếu nước mũi của trẻ chuyển sang màu vàng hoặc xanh, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được điều trị hợp lý. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

 

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà l www.lanhtaychan.com

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà - Nhỏ nước muối sinh lý

 

Thực hiện nhỏ mũi như sau:

- Ngâm lọ nước muối vào nước ấm.

- Để bé nằm ngửa nhẹ đầu ra sau sao cho đầu thấp hơn chân.

- Nhỏ nước muối đã được làm ấm vào từng bên mũi. Với trẻ dưới 1 tuổi chỉ nhỏ 2 - 3 giọt, với trẻ lớn hơn nhỏ 4 - 5 giọt.

- Đợi khoảng 30 giây để nước muối thấm vào làm loãng chất nhầy bên trong hốc mũi rồi tiến hành làm sạch hốc mũi: Với trẻ lớn đã biết xì mũi thì cho bé ngồi dậy, xì mũi ra khăn giấy, nếu trẻ nhỏ không xì mũi được thì phụ huynh dùng bóng hút để hút đờm nhớt bên trong hốc mũi của bé. Thực hiện bằng cách bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa lỗ mũi, dùng tay bịt mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra, bóp mạnh bóng hút mũi để đờm nhớt trong bóng xì vào khăn giấy rồi hút cho bên còn lại. Sau cùng thực hiện hút xả bóng hút nhiều lần dưới vòi nước để làm sạch bóng hút.

- Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ 4 lần mỗi ngày hoặc hơn (nếu trẻ bị sổ mũi nhiều) cho tới khi bé hết sổ mũi.

**Lưu ý: thực hiện lần lượt từng hốc mũi, sử dụng khăn giấy sạch, loại dùng 1 lần. 

 

2. Cho bé uống nhiều nước, nước trái cây, sữa, súp hoặc các loại thức ăn dạng lỏng. Nếu trẻ đang bú mẹ, mẹ cần tránh ăn đồ nhiều chất béo, đặc biệt là mỡ động vật.

 

3. Cho trẻ tắm nước gừng ấm nhưng cần tắm nhanh, tránh bị nhiễm nước, nhiễm lạnh.

 

4. Day huyệt nghinh hương (xung dương): có tác dụng thông tỷ khiếu, thanh hỏa khí, tán phong nhiệt,... giúp trị viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi,... Huyệt nghinh hương nằm ngay 2 bên cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng xấp xỉ 1cm. Dùng đầu ngón tay day bấm huyệt này cho trẻ trong vòng 1 - 2 phút. Chú ý không nên dùng lực quá mạnh. Thực hiện day huyệt 5 - 7 lần mỗi ngày.

 

5. Mát xa chân cho trẻ: thoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân của trẻ và mát xa vài phút.

 

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà l www.lanhtaychan.com

 

6. Giữ ấm vào mùa lạnh: cho trẻ mang quần áo ấm và tất chân. Có thể xoa dầu thêm vào lưng và ngực trẻ để giữ ấm.
 

7. Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ để ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi.

 

8. Chế độ ăn dặm của trẻ cần đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.

 

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà l www.lanhtaychan.com

 

9. Giữ cho không khí trong phòng khô thoáng, không cho bé tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi hay thuốc lá.

 

10. Cho bé vận động vừa sức và đều đặn để nâng cao sức đề kháng.

 

Nếu áp dụng cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà như trên mà trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc sổ mũi trở nên nặng hơn, đi kèm với sốt, ho... thì cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

 

- Dược sĩ Thảo Nguyên -

 

Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của bác sĩ.

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Liệu có bất thường nếu trẻ sơ sinh tay chân lạnh?
Liệu có bất thường nếu trẻ sơ sinh tay chân lạnh?

Trong 3 tháng đầu đời, sẽ không có gì bất thường nếu trẻ sơ sinh tay chân lạnh đơn thuần mà không đi kèm các triệu chứng khác như sốt cao, tím tái... 

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình l www.lanhtaychan.com
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình l www.lanhtaychan.com

Nếu trẻ vẫn bú bình thường và lên cân đều đặn thì không cần quá lo lắng, khi lớn dần thì tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình sẽ cải thiện.

Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com
Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com

Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh (viêm da) là bệnh lý về da hay gặp, gây biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị triệt để không hề đơn giản nếu như không phát hiện sớm.

Béo phì ở trẻ em: vấn nạn tâm lý cho con những gì tốt nhất, bổ nhất
Béo phì ở trẻ em: vấn nạn tâm lý "cho con những gì tốt nhất, bổ nhất"

Theo Bộ Y tế Việt Nam, hiện tỷ lệ béo phì ở trẻ em 6 - 11 tuổi ở nội thành TPHCM là 12%, Hà Nội là 8- 9%. Béo phì gây hậu quả khó lường về thể chất và tinh thần

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? l www.lanhtaychan.com
Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? l www.lanhtaychan.com

Trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không? Cần đưa trẻ đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như rối loạn đông máu, khối u mũi, bệnh bạch cầu

Cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com
Cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com

Chàm sữa (lác sữa) là tình trạng viêm da mãn tính và không lây, đặc biệt hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Vậy, cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả như thế nào?

Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ: mối nguy khó lường!
Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ: mối nguy khó lường!

Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ nếu không điều trị kịp thời và hợp lý sẽ dẫn đến biến chứng viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng gây nguy hiểm tính mạng

Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com
Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh l www.lanhtaychan.com

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh tương đối phổ biến, thường do vi khuẩn hoặc virus, diễn tiến nặng sẽ gây mất nước. Đừng bỏ qua cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh sau!


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng