PHÁT HIỆN CHẤN ĐỘNG: BENZENE GÂY UNG THƯ CÓ TRONG KEM CHỐNG NẮNG NEUTROGENA
Ngày 24/5/2021 Valisure vừa công bố danh sách kem chống nắng có benzene gây ung thư, trong đó có hiệu Neutrogena
BENZENE CÓ TRONG KEM CHỐNG NẮNG GÂY UNG THƯ
Ngày 24/5/2021 mới đây, hàng loạt kem chống nắng, trong đó có thương hiệu nổi tiếng Neutrogena và gel lô hội tại Mỹ đã bị phát hiện nhiễm Benzene với liều lượng cao gấp nhiều lần FDA cho phép.
Nhiều người cho rằng Benzene hiện diện ở quanh ta, trong không khí, trong cuộc sống hàng ngày, cho nên việc mỹ phẩm chứa Benzene là không đáng lo ngại.
Vậy chúng ta cần tìm hiểu Benzene là gì và mức độ nguy hiểm thế nào.
Benzene bị liệt kê vào danh mục gây ung thư
– Benzene (thường đọc là Benzen) là 1 chất không màu hoặc có màu vàng nhẹ, ở dạng dung dịch khi ở nhiệt độ phòng. Benzene có thể có nguồn từ tự nhiên hoặc từ dầu hỏa, dễ bắt lửa và và dễ bay hơi.
– Benzen là chất bị liệt kê vào những nguyên nhân gây ung thư, là 1 trong những chất bị cấm trong mỹ phẩm trên toàn thế giới.
Benzene có nhiều trong khói thuốc lá
Benzene được tìm thấy trong khói thuốc, các hoạt động tự nhiên hàng ngày và thậm chí trong mỹ phẩm dưới dạng tồn dư còn lại trong quá trình sản xuất nguyên liệu mỹ phẩm. Con người có thể đang ngửi và sờ vào Benzen hàng ngày, qua các hoạt động như khí thải, mùi xăng dầu, thuốc, sơn, nhựa và thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm… Tuy nhiên, ở các hoạt động thường ngày, hàm lượng Benzene bốc hơi để vào cơ thể là cực kỳ thấp, trong khi với khói thuốc thì nguy cơ hấp thụ khá là cao và nguy hiểm, đặc biệt là trong không gian kín.
Trong thực phẩm, có nghiên cứu cho thấy Benzene cũng có nguy cơ hình thành khi sản phẩm chứa vitamin C kết hợp với chất bảo quản thực phẩm như Benzoic Acid và Sodium Benzoate. Tuy nhiên, phản ứng này cũng cần có điều kiện cần như đủ nồng độ chất, nhiệt độ và ánh sáng thì mới dễ dàng xảy ra.
Benzen gây ung thư, ung thư máu leukemia
Benzene được xác định là yếu tố gây ung thư, làm biến dị tế bào, gây nên ung thư, đặc biệt là ung thư máu. Ví dụ, nó có thể khiến tế bào làm cho tủy xương không sản xuất đủ hồng cầu, gây ra bệnh thiếu máu.
Vì Benzene ngoài việc gây ngộ độc ngay, còn có thể tích lũy trong cơ thể. Bạn có thể không cảm thấy gì vào hôm nay hoặc cả năm sau, nhưng sau khi cơ thể tích lũy đủ liều lượng Benzene để gây ảnh hưởng tới tế bào, ung thư có thể xảy ra.
Benzene có nhiều trong khói thuốc lá.
Nhận biết các dấu hiệu ngộ độc Benzen
Hít phải Benzene (có thể xảy ra tròng vài phút hoặc vài giờ):
– Chóng mặt
– Tim đập nhanh hoặc bất thường
– Đau đầu
– Mất nhận thức, bất tỉnh
– Tử vong (nếu hít phải liều rất cao)
Ăn/uống thực phẩm có chứa Benzene (có thể xảy ra tròng vài phút hoặc vài giờ):
– Nôn ói
– Dạ dày bị kích thích
– Buồn ngủ
– Tim đập nhanh
– Tử vong (nếu sử dụng liều rất cao)
Thậm chí nếu đã nôn ra thức ăn chứa benzene, chất này có thể kẹt trong phổi và gây hại tiếp tục. Nếu tiếp xúc trực tiếp với mắt, da và phổi thì có thể gây ngứa và tổn thương tế bào.
Tiếp xúc với Benzene về lâu dài có thể gây ung thư máu, theo The Department Health and Human Services (DHHS).
Benzene gây ung thư ra sao?
Có 2 loại nghiên cứu chính được sử dụng để xác định nguyên nhân.
– Nghiên cứu trên con người: là loại nghiên cứu tỉ lệ ung thư trên các nhóm người khác nhau. Trong trường hợp chất Benzene, tỉ lệ ung thư máu được tìm thấy cao hơn so ở nhóm công nhân làm việc tiếp xúc với Benzene, ví dụ như ngành hóa chất, xăng dầu, sản xuất giày dép.
Một số nghiên cứu còn chỉ ra là Benzene có ảnh hưởng tới các bệnh ung thư khác, tuy nhiên chưa có nhiều bằng chứng bằng ung thư máu.
– Với nghiên cứu trên động vật: chuột được thử nghiệm bằng việc uống và hít Benzene, và kết quả cũng dẫn tới kết luận trên.
Qua nhiều năm nghiên cứu, nhiều tổ chức y tế đã liệt Benzene vào chất cấm, có nguy cơ gây ung thư, ung thư máu (leukemia), như tổ chức DHHS (The Department of Health and Human services, IARC (International Agency for Research on Cancer), NTP (National Toxicology Program), EPA (Environmental Protection Agency).
Benzene được quản lý như thế nào?
Đa số tổ chức và quốc gia trên thế giới đã và đang quản lý liều lượng Benzene rất gắt gao, thông thường ở mức 1ppm (1 phần triệu) trong không khí ở nơi làm việc, nhà xưởng. Với những môi trường làm việc có nồng độ cao hơn, công nhân bắt buộc phải mang mặt nạ chống độc.
EPA cũng giới hạn lượng Benzene trong xăng dầu xuống mức 0.62% – 1.3% (thể tích).
Với nước giải khát, Benzene bị hạn chế ở mức 5ppb (1 phẩn tỉ), thậm chí 1 số bang ở Mỹ còn thấp hơn.
Còn trong mỹ phẩm, Benzene bị cấm xuất hiện, thậm chí ở mức 0.1 ppm. Hàm lượng tối đa 2 ppm chỉ được phép tồn dư trong những sản phẩm dược quan trọng, cấp thiết và phải có giấy phép của FDA.
Benzene trong sản phẩm chống nắng Neutrogena và Gel lô hội
Theo kiểm tra và báo cáo của Valisure (https://www.valisure.com/wp-content/uploads/Valisure-Citizen-Petition-on-Benzene-in-Sunscreen-and-After-sun-Care-Products-v9.7.pdf)
Đầu tiên, chúng ta cần làm rõ là vấn đề được nhắc đến là “nhiễm Benzene” (Benzene contamination) chứ không phải là về sản phẩm “chứa Benzene”. Do luật đã cấm và thậm chí giới hạn hàm lượng “nhiễm” trong sản phẩm, cho nên lượng Benzene phát hiện sẽ có thể là do phản ứng của các chất với nhau, với vỏ đựng sản phẩm hoặc là chất lượng của nguyên liệu đầu vào vốn đã nhiễm Benzene khi sản xuất.
Sau đây là bản tóm tắt những sản phẩm bị nhiễm Benzene trong đợt kiểm tra này.
Chi tiết xem link đính kèm:
https://www.valisure.com/wp-content/uploads/Valisure-Citizen-Petition-on-Benzene-in-Sunscreen-and-After-sun-Care-Products-v9.7.pdf
Danh sách các sản phẩm chống nắng KHÔNG chứa Benzene trong bài kiểm tra của Valisure:
https://www.valisure.com/wp-content/uploads/Attachment-A-Table-5-of-Valisure-FDA-Citizen-Petition-on-Sunscreen-v2.pdf
Tóm lại:
- Valisure chỉ kiểm tra với một số nhãn và một số lô nhất định. Benzene là chất cấm nên việc benzene có trong các lô mỹ phẩm trên là cho nhiễm, nghĩa là trong quá trình sản xuất, tương tác giữa các chất hoặc tương tác với bao bì làm xuất hiện benzene.
- Theo ý kiến chúng tôi, việc các lô khác không liệt kê trong danh sách nhiễm benzene nêu trên không có nghĩa an toàn vì Valisure chỉ test một số lô đại diện.Vậy nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm chống nắng Neutrogena nêu trên cần bỏ đi ngay lập tức. Các sản phẩm chống nắng Neutrogena khác không cùng số lô nhiễm benzene bạn nên cân nhắc để sử dụng.
- Tuy nhiên kết quả thực tế như thế nào, chúng ta phải đợi FDA thực hiện nghiên cứu và truy xuất. Trong tình cảnh hiện tại, các bạn nên sử dụng kem chống nắng Châu Âu nhé.
Nguồn tham khảo: CDC https://emergency.cdc.gov/agent/benzene/basics/facts.asp
- BS. Hoang Mai Anh -
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm