Lạnh tay chân có thể do huyết áp thấp | www.lanhtaychan.com
Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh huyết áp thấp là chứng lạnh tay chân.
Chớ nên bỏ qua nhé!
1. LÀM SAO BIẾT MÌNH BỊ HUYẾT ÁP THẤP?
Huyết áp là áp lực đẩy máu vào thành động mạch khi tim bơm máu. Huyết áp thấp là một bệnh lý tim mạch, được xác định khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg, trong đó, huyết áp tâm thu <90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương <60 mmHg.
Huyết áp thấp gồm 2 loại: sinh lý và bệnh lý
- Huyết áp thấp sinh lý: do yếu tố gia đình, hoặc sống ở vùng núi cao.
- Huyết áp thấp bệnh lý: do suy giảm chức năng như tim, thận hoặc suy giảm chức năng tuyến giáp, do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể không tự điều chỉnh được.
2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HUYẾT ÁP THẤP: LẠNH TAY CHÂN
Rất nhiều người lầm tưởng huyết áp thấp, lạnh tay chân không nguy hiểm bằng huyết áp cao. Nhưng thực tế, bệnh huyết áp thấp thường khó nhận biết & gây ra những hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, suy giảm chức năng tim v.v…
Nếu các bạn có các triệu chứng như sau kèm thường xuyên bị lạnh tay chân thì nên kiểm tra huyết áp, có thể bạn đã bị huyết áp thấp:
- Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt: Xuất hiện khi thay đổi tư thế đột ngột ví dụ đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, hoặc bật ngồi ngay khi ngủ dậy. Lúc này, người bệnh huyết áp thấp cảm thấy mọi vật chao đảo, xoay vòng và có thể té ngã.
Biện pháp khắc phục: Thực hành công thức 30-30-30; nghĩa là khi vừa thức dậy, bạn không bật ngồi dậy ngay mà đếm nhẩm đến 30 (khoảng 30 giây), sau đó mới từ từ ngồi dậy, đếm tiếp 30 giây, bỏ chân xuống khỏi giường/ghế, đếm tiếp 30 giây nữa mới bắt đầu đứng xuống đất và đi.
Bí quyết không thể bỏ qua 30-30-30 giúp tim và hệ tuần hoàn có thời gian bơm máu lên não theo tư thế cao hơn khi ở vị trí nằm ngang và tim cũng kịp bơm máu tới các vị trí xa tim hơn như tay chân.
Chóng mặt khi thay đổi tư thế bất ngờ
- Đau đầu tăng lên và đau dữ dội: Khi tập trung làm việc, suy nghĩ căng thẳng, hoặc hoạt động thể lực tăng thì não sẽ làm việc nhiều hơn, bệnh nhân cảm thấy đau đầu ngày càng tăng, tập trung vùng đỉnh đầu, giữa trán và 2 bên thái dương kèm lạnh tay chân.
- Mất ý thức và ngất xỉu: Khi huyết áp hạ quá mức bệnh nhân có thể sẽ có triệu chứng ngất, khi đó bệnh nhân mất ý thức thoáng qua hoặc lâu dài, khiến bệnh nhân không đứng vững dẫn đến té ngã và nguy hiểm là chấn thương do té ngã.
- Giảm tập trung, giảm trí nhớ: Huyết áp thấp làm cho máu không đủ cung cấp đến não, dẫn tới tế bào não không được cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng- đó là nguồn dinh dưỡng nuôi não- do vậy lâu dần sẽ gây ra tình trạng giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ, kém linh hoạt, nhanh nhẹn ở người bệnh huyết áp thấp.
- Da xanh, lạnh và nhợt nhạt, máu lưu thông đến đầu chi kém dẫn đến lạnh tay chân: Khi huyết áp thấp tay chân thường dễ tê cóng và lạnh do cơ thể không duy trì được việc tưới máu và cung cấp oxy đến da, bàn tay, bàn chân làm giảm thân nhiệt.
- Nhìn kém, mắt nhìn mờ: Bệnh huyết áp thấp sẽ gây ra giảm thính giác, giảm thị lực. Tình trạng mờ mắt đột ngột có thể gây nguy hiểm nếu như đang di chuyển trên đường, nguyên nhân cũng do giảm tưới máu lên các mạch máu nhỏ nuôi mắt, tai …
- Mệt mỏi, uể oải dù mới ngủ dậy: Thường xuất hiện vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi. Sự mệt mỏi thường liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh do các cơ bị co thắt quá mức vì thiếu máu nuôi do huyêt áp thấp
- Buồn nôn: Có cảm giác buồn nôn, lợm giọng.
- Nhịp tim nhanh, thở nhanh, nông, cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực: Huyết áp thấp dẫn tới cơ thể thiếu oxy, khiến cho tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù phần thiếu hụt gây ra tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh, tim đập thình thịch, lạnh tay chân.
Đa số trường hợp bị lạnh chân tay đều không đáng lo ngại, chỉ cần thực hiện một số biện pháp đơn giản để giữ ấm tay, chân. Tuy nhiên với một số người dù đã giữ ấm kỹ càng mà chân tay vẫn bị lạnh thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp.
Đừng xem thường lạnh tay chân!
Các Bác sĩ hiểu rất rõ về dấu hiệu lạnh tay chân có liên quan đến huyết áp thấp nhưng bệnh nhân không phải ai cũng biết, đặc biệt vào mùa đông, bệnh nhân thường dễ bỏ qua tưởng lạnh tay chân do thời tiết bên ngoài ảnh hưởng lên cơ thể.
Chị Lê Thu Đ. Cứ đến mùa đông chị bị lạnh tay chân nhiều hơn, chị phải giữ ấm, khăn choàng, tất chân nhưng tay chân vẫn lạnh buốt, tê cứng. Chị Đ. áp dụng các phương pháp như ngâm chân nước nóng, gừng, ủ chân nhưng chỉ ấm tạm thời, không cải thiện, hôm đi khám định kỳ Bác sĩ thông báo tình trạng lạnh tay chân của chị là do bệnh lý tim mạch, huyết áp thấp khiến chị khá bất ngờ.
Theo các Bác sĩ, một số bệnh về tim mạch điển hình như huyết áp thấp có thể là nguyên nhân khiến hai bàn tay và bàn chân của chị bị lạnh. Khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi, khả năng lưu thông máu của cơ thể tới các chi sẽ bị suy giảm và khiến lạnh tay chân càng tăng lên. Bên cạnh đó, cơ thể nhiễm lạnh khiến cho các mạch máu bị co lại, càng khiến quá trình lưu thông máu bị ứ trệ, gây nguy hiểm cho người bệnh
Khi bệnh nhân bị lạnh tay chân thì nên đến bệnh viện kiểm tra tổng quát, kiểm tra tình trạng huyết áp, xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân, đừng chủ quan chặc lưỡi bỏ qua nghĩ do cơ địa của mình để ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng.
Bên cạnh điều trị huyết áp thấp, người bệnh có thể tham khảo
5 CÁCH ĐƠN GIẢN GIÚP NGƯỜI LẠNH TAY CHÂN
Cách 1: Ngâm ấm tay chân với gừng và muối, nước ấm 40-50oC
Cách 2: Thể dục, vận động như đi bộ, yoga, thái cực quyền, dịch cân kinh
Hoặc tham khảo luyện tập phất tay Dịch Cân Kinh, phương pháp rất đơn giản để tăng cường lưu thông máu đến tay chân và giảm một số triệu chứng các bệnh mạn tính giúp giảm tình trạnh lạnh tay chân, huyết áp thấp (bạn tìm xem clip youtube Dịch Cân Kinh)
Cách 3: Mát xa lòng 2 bàn tay, bàn chân
Xoa bóp chà xát 2 lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân liên tiếp 10 lần hoặc đến khi hết lạnh tay chân.
Cách 4: Bổ sung thức ăn giàu chất sắt
Sắt giúp tăng tạo máu như lòng đỏ trứng gà, thịt bò, đậu nành, củ dền, cải thìa, cải xoăn, bông cải xanh…
Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp gia tăng thể tích tuần hoàn, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Cà phê cũng giúp tăng nhịp tim, tăng huyết áp.
Cách 5: Thực hành bí quyết 30-30-30
Ngủ đủ giấc và thực hiện bí quyết 30-30-30 khi thức dậy, tránh thay đổi thư thế đột ngột.
Đừng xem thường và bỏ qua chứng lạnh tay chân vì đó là dấu hiệu cảnh báo huyết áp thấp, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ của bạn để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân của lạnh tay chân.
Các bài viết của lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa của Bác sĩ.
- Bác sĩ Hoàng Anh-
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm