ĂN GÌ ĐỂ SỮA MẸ NHIỀU VÀ THƠM? | www.lanhtaychan.com

Mỗi ngày mẹ cần thêm 500 Kcal so với bình thường đển sản xuất sữa cho em bé. Thực phẩm mẹ ăn hàng ngày sẽ quyết định dưỡng chất trong sữa và mùi vị của sữa nữa đấy!

 

Ăn gì để sữa mẹ nhiều và thơm? 

 

Thực phẩm mẹ ăn hàng ngày không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng mà còn mùi vị của sữa mẹ. Vậy mẹ nên ăn gì để sữa mẹ đủ dinh dưỡng và thơm cho bé? 

Chúng ta cùng tìm hiểu trong sữa mẹ có gì?

Sữa mẹ có 6 thành phần dưỡng chất chính:


1. Chất béo
 Đây thành phần chủ yếu và quan trọng nhất trong sữa mẹ, cung cấp 50% năng lượng hàng ngày cho bé. Chất béo trong sữa mẹ chủ yếu là Triglyceride và các acid béo dài như AA và DHA, có vai trò quan trọng đối với hình thành võng mạc não bộ, hệ thần kinh và hệ miến dịch ở trẻ. Chất béo MHO có tác dụng như một loại chất xơ, đẩy chất thải và vi khuẩn ra khỏi ruột của bé, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.


2. Protein
Chất đạm cũng là một trong những thành phần chiếm số lượng lớn và rất quan trọng của sữa mẹ, giúp hình thành cơ, xương và tham gia vào nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. Thành phần đạm trong sữa mẹ bao gồm WHEY protein chiếm 60%. Vừa có chức năng dinh dưỡng, vừa có chức năng đào thải chất dư thừa, cặn bã, các chất độc, tế bào lạ ra ngoài cơ thể. Đây là dạng đạm “mềm”, lỏng giúp trẻ tiêu hóa và hấp dụ thễ dàng trong ruột. Bên cạnh đó là casein protein chiếm 40%, có chức năng chính là đạm dinh dưỡng.

3. Chất bột đường (carbohydrate)

 

Đây chính là đường lactose, cung cấp 40% năng lượng cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của bé. 

 

4. Vitamin và khoáng chất
Sữa mẹ chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, C, D, E, vitamin nhóm B, và cá khoáng chất như sắt, canxi và selen, phốt pho...tất cả đều dễ hấp thu. Các dưỡng chất này vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch, phát triển trí não, vừa giúp hệ xương răng cứng cáp và nâng cao tầm vóc cho trẻ trong tương lai.

5. Men và hormone
Sữa mẹ chứa nhiều loại men tiêu hóa lipase, amylase, hormone prolactin, thyroid, oxytocin có vai trò tăng sức khỏe của đường ruột, cân bằng sinh hóa. Đó là lý do vì sao trẻ bú sữa mẹ không bị táo bón, tiêu chảy hay các vấn đề đường ruột khác.

6. Kháng thể
Sữa mẹ chứa rất nhiều khác thể giúp tăng cường miễn dịch cho bé chống lại ác yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe. Mỗi cữ sữa mẹ bé bú vào có chứa hàng triệu bạch cầu và globulin miễn dịch. Chúng sẽ giúp chống lại vi khuẩn, bảo vệ bé ít bị ốm vặt và bệnh tật hơn so với trẻ không được bú sữa mẹ.

Vì chứa nhiều dưỡng chất nên sữa mẹ có dạng sánh đặc rất đặc trưng. Và để sữa chứa hàm lượng  dưỡng chất cao hơn, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng hàng ngày. Sữa nhiều dinh dưỡng chính là loại sữa sánh đặc, khác với loại sữa loãng, có màu trong hơn sẽ có ít dinh dưỡng hơn.

 

Mùi vị của sữa mẹ ảnh hưởng bởi thức ăn của mẹ


Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa sữa mẹ với thức ăn. Nếu mẹ ăn một loại thực phẩm có mùi vị nhất định thì sữa mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi hương vị đó tới 8 giờ sau đó. Điều đó có nghĩa là để sữa mẹ có mùi thơm mát, mẹ nên ăn những thực phẩm, mẹ nên ăn các thực phẩm lành mạnh, nhiều dinh dưỡng và không có mùi lạ. Mẹ cũng nên hạn chế các thực phẩm có vị và mùi nặng như tỏi, tiêu, ớt, hành…  Bởi vì mùi sữa lạ có thể khiến cho bé cảm thấy khó chịu và lười bú.

 
ĂN GÌ ĐỂ SỮA MẸ NHIỀU, ĐỦ DƯỠNG CHẤT VÀ THƠM? 

 

1. Đầy đủ protein
Thịt, cá chính là nguồn thực phẩm rất giàu hàm lượng đạm. Ngoài ra cá còn cung cấp hàm lượng chất béo như DHA rất cao, giúp tăng cường trí não của trẻ. Vì vậy bữa cơm của mẹ không thể thiếu hai nguồn thực phẩm này. Đặc biệt nhiều bà mẹ sau sinh và khi cho con bú thương kiêng cá vì sợ bé đau bụng. Điều này vừa thiếu khoa học vừa bỏ qua một nguồn thực phẩm quý cho sự phát triển của trẻ.

 

2. Tăng cường canxi
Trong thời gian có con bú, mẹ vẫn cần bổ sung một hàm lượng canxi khá lớn (1200-1500mg mỗi ngày). Canxi là thành phần quan trọng giúp cải thiện và tăng cường sự phát triển của hệ xương, răng, phòng chống nguy cơ còi xương và chậm phát triển chiều cao ở trẻ, đồng thời tránh loãng xương cho mẹ sau này. Mẹ nên bổ sung canxi thông qua nguồn thực phẩm giàu canxi hàng ngày như trứng, sữa, các loại đậu, đỗ, hoặc viên uống bổ sung canxi.

 

3. Nhiều rau xanh và trái cây
Vitamin và khoáng chất rất cần thiết để nâng cao chất lượng sữa mẹ. Nguồn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất này tập trung chủ yếu trong các loại rau, củ quả. Vì vậy mẹ nên tích cực ăn các loại thực phẩm này hàng ngày vừa bổ sung dưỡng chất cho sữa, vừa bổ sung chất xơ, ngăn ngừa nguy cơ táo bón.

 

4. Thêm cà rốt vào bữa ăn
Cà rốt có vị ngọt, mát. Bổ sung một cốc nước ép cà rốt vào buổi sáng hay cùng với mỗi bữa ăn hoặc sẽ giúp sữa mẹ thơm mát hơn. Cà rốt còn chứa hàm lượng vitamin A dồi dào vì vậy còn giúp tăng chất lượng sữa mẹ. Tuy nhiên me nên xen kẽ với các loại thực phẩm và đồ uống khác, không nên lạm dụng quá nhiều cà rốt.

 

5. Rau ngót
Nổi bật với đặc tính thơm mát, rau ngót là món ăn rất được lòng các bà mẹ sau sinh. Nhưng loại rau này còn có ý nghĩa nhiều hơn thế. Rau ngót cung cấp rất nhiều dưỡng chất như canxi, protein, phốt pho, chất béo, các loại vitamin, chất sắt góp phần làm sữa mẹ giàu dinh dưỡng, sánh đặc hơn. Lá rau ngót mang công dụng giúp thông sữa thời điểm sau sinh cho mẹ, giúp sữa mẹ về dồi dào hơn. Vị thơm của rau ngót cũng giúp sữa mẹ thanh mát và bé bú ngon miệng hơn.

 

 

6. Uống đủ nước
Nước là yếu tố rất quan trọng giúp cho cơ thể mẹ sản xuất sữa mỗi ngày. Nếu bạn mất nước hoặc thiếu nước, cơ thể sẽ sản xuất ít sữa hơn và không thể cho những giọt sữa sánh đặc và thơm mát được. Vì vậy để đủ sữa cho con, mẹ cần uống 8 - 10 cốc mỗi ngày, tương đương với 2 lít nước. Ngoài nước trắng mẹ có thể thay thế bằng nước ép trái cây, nước canh, sữa….

 

7. Nước gạo lứt
Gạo lứt rang có mùi thơm rất đặc trưng. Đồng thời nước gạo lứt rang còn là một cách lợi sữa rất hiệu quả. Uống nước gạo lứt hàng ngày giúp sữa mẹ về dồi dào hơn. Hơn nữa vị thơm từ gạo lứt cũng sẽ giúp sữa mẹ có mùi vị thơm ngon hơn. Gạo lứt còn rất giàu hàm lượng vitamin B, cùng với magie, natri, làm nguồn sữa mẹ thêm giàu dinh dưỡng.

 

- BS Hoàng Anh tổng hợp-

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch? Thông thường từ 20 ngày đến 1 tháng

Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch? Thông thường từ 20 ngày đến 1 tháng

Ra sản dịch sau sinh là phản ứng bình thường để làm sạch tử cung. Tuy nhiên, sản dich khiến cho chị em thấy rất bất tiện. Vậy sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?
Gội đầu sau sinh: nên hay không? Sau sinh bao lâu được gội đầu?

Gội đầu sau sinh: nên hay không? Sau sinh bao lâu được gội đầu?

Gội đầu sau sinh: nên hay không? NÊN nhưng CẦN ĐÚNG CÁCH. Sau sinh bao lâu được gội đầu? Gội đầu sau sinh đảm bảo vệ sinh, giúp mẹ sau sinh thoải mái tinh thần.
SAU SINH ĂN TÔM ĐƯỢC KHÔNG? Có làm ngứa, lồi vết khâu, vết mổ của mẹ?

SAU SINH ĂN TÔM ĐƯỢC KHÔNG? Có làm ngứa, lồi vết khâu, vết mổ của mẹ?

Mẹ sau sinh được dặn chỉ nên ăn thịt heo kho tiêu khô mặn, không ăn rau xanh, trái cây... Sau sinh ăn tôm được không? Có làm ngứa, lồi vết khâu, vết mổ của mẹ?
Sau sinh uống nước cam được không? Được, cam rất lợi sữa

Sau sinh uống nước cam được không? Được, cam rất lợi sữa

Nước cam gần như là loại nước ép giàu vitamin C thông dụng nhất để giúp gia tăng sức đề kháng của cơ thể. Vậy, phụ nữ sau sinh uống nước cam được không?
Ăn bơ có bị mất sữa không? Không nhé, ăn bơ rất lợi sữa!

Ăn bơ có bị mất sữa không? Không nhé, ăn bơ rất lợi sữa!

Khi đề cập đến các loại trái cây tốt với phái đẹp, không thể không liệt kê quả bơ. Vậy đối với phụ nữ sau sinh thì sao? Ăn bơ có bị mất sữa không?
Vượt qua cơn ác mộng về lãnh cảm, tay chân lạnh ở phụ nữ sau sinh!

Vượt qua cơn ác mộng về lãnh cảm, tay chân lạnh ở phụ nữ sau sinh!

Lãnh cảm, tay chân lạnh ở phụ nữ sau sinh khiến phần lớn chị em mất đi hứng thú chuyện ân ái và sợ hãi mỗi khi làm “chuyện ấy” cùng chồng hoặc bạn tình. 
Sau sinh mổ ăn khoai lang được không | www.lanhtaychan.com

Sau sinh mổ ăn khoai lang được không | www.lanhtaychan.com

Sau sinh mổ ăn khoai lang được không? ĐƯỢC! Khoai lang giúp tăng cường sức đề kháng, giúp vết thương mau lành, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và ngừa táo bón.
Lạnh Tay Chân sau sinh có nên hơ than? | www.lanhtaychan.com

Lạnh Tay Chân sau sinh có nên hơ than? | www.lanhtaychan.com

Lạnh tay chân sau sinh, mẹ có nên hơ than? Nguyên nhân và tác hại của tập tục hơ than, nằm than cho mẹ và bé sơ sinh.  

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng