Cho con bú có được uống bia và đồ uống có cồn khác không | lanhtaychan

Cho con bú có được uống bia?

Không uống bia rượu là lựa chọn an toàn nhất cho mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, uống mức vừa phải được cho là không gây hại đến trẻ.

 

 

NÊN TIÊU THỤ ĐỒ UỐNG CÓ CỒN MỘT CÁCH HỢP LÝ TRONG GIAI ĐOẠN CHO CON BÚ

 

Cho con bú có được uống bia và đồ uống có cồn khác không | lanhtaychan

Cho con bú có được uống bia rượu không?

 

Không uống đồ uống có cồn (ví dụ: bia, rượu) là lựa chọn an toàn nhất cho các bà mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên nếu mẹ uống với mức vừa phải (tối đa 1 khẩu phần uống tiêu chuẩn mỗi ngày) thì không có hại cho trẻ sơ sinh.

Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống của Mỹ thì 1 khẩu phần uống tiêu chuẩn mỗi ngày là 12 ounce (355 ml) bia 5%; 8 ounce (237 ml) rượu mạch nha 7%; 5 ounce (148 ml) rượu vang 12%; hoặc 1,5 ounce (44 ml) rượu 40%. Tất cả các loại đồ uống này đều chứa cùng một lượng (tức là 14 gam hoặc 0,6 ounce) rượu nguyên chất.

 

Cho con bú có được uống bia và đồ uống có cồn khác không | lanhtaychan

1 khẩu phần uống tiêu chuẩn mỗi ngày theo Hướng dẫn chế độ ăn uống của Mỹ

 

Tuy nhiên, nhiều loại đồ uống thông thường chứa nhiều cồn hơn mức này. Ví dụ, 12 ounce (355 ml) bia 9% chứa lượng cồn gần gấp đôi lượng cồn trong 1 khẩu phần uống tiêu chuẩn. Vì vậy, nếu tiêu thụ loại đồ uống có lượng cồn gấp đôi thì thể tích giới hạn được uống cần phải giảm xuống 2 lần tức là chỉ được uống khoảng 177 ml bia 9%.

 

NẾU CÓ UỐNG THÌ NÊN UỐNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN TRƯỚC KHI CHO CON BÚ ÍT NHẤT LÀ 2 GIỜ

 

Cho con bú có được uống bia và đồ uống có cồn khác không | lanhtaychan

Cho con bú có được uống bia rượu không?

 

Nồng độ cồn trong sữa mẹ cao nhất khoảng 30-60 phút, sau đó giảm dần và vẫn còn trong sữa mẹ khoảng 2-3 giờ sau mỗi lần mẹ uống 1 khẩu phần uống tiêu chuẩn. Do đó, nếu có uống bia rượu thì người mẹ nên uống trước khi cho con bú ít nhất là 2 giờ.

Lượng thức uống có cồn mẹ tiêu thụ càng nhiều thì thời gian cồn tồn tại trong sữa mẹ sẽ càng lâu. Ví dụ, mẹ uống 1 khẩu phần uống tiêu chuẩn thì cồn tồn tại trong sữa mẹ khoảng 2-3 giờ sau đó, nếu uống 2 khẩu phần thì cồn tồn tại trong sữa mẹ khoảng 4-5 giờ và nếu uống 3 khẩu phần thì sẽ là khoảng 6-8 giờ. Nếu có tiêu thụ đồ uống có cồn thì việc tốt nhất mẹ nên làm là chờ cho nồng độ cồn giảm hẳn đi thì mới cho bé bú.

Tuy nhiên, nồng độ cồn trong máu và khoảng thời gian cồn tồn tại trong sữa mẹ sau khi uống sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm không những là lượng thức uống có cồn được tiêu thụ mà còn là tốc độ uống, uống cùng với thức ăn hay không, cân nặng của mẹ và khả năng chuyển hóa rượu trong cơ thể của mỗi người mẹ. 

Nồng độ cồn trong sữa mẹ về cơ bản giống như nồng độ cồn trong máu của người mẹ. Sữa mẹ tiếp tục chứa cồn nếu cồn vẫn còn trong máu của người mẹ. Theo thời gian khi nồng độ cồn trong máu của người mẹ giảm dần thì nồng độ cồn trong sữa mẹ cũng sẽ giảm theo. Do đó, vắt hoặc hút sữa mẹ sau khi uống đồ uống có cồn không thể đẩy nhanh việc giảm lượng cồn trong sữa mẹ. 

 

MẸ UỐNG QUÁ NHIỀU ĐỒ UỐNG CÓ CỒN SẼ GÂY HẠI CHO CẢ MẸ VÀ BÉ

 

Cho con bú có được uống bia và đồ uống có cồn khác không | lanhtaychan

Cho con bú có được uống bia rượu không?

 

Uống bia rượu trên mức vừa phải (tức là vượt quá 1 khẩu phần uống tiêu chuẩn mỗi ngày) khi đang cho con bú sẽ gây nên những tác hại sau:

+ Đối với mẹ: làm giảm khả năng phán đoán và khả năng chăm sóc con một cách an toàn của người mẹ, cản trở phản xạ tiết sữa, giảm sản xuất sữa.

+ Đối với bé: thông qua sữa mẹ, cồn có thể gây hại cho giấc ngủ, sự phát triển và tăng trưởng bình thường của trẻ sơ sinh.

 

KẾT LUẬN

 

Cho con bú có được uống bia và đồ uống có cồn khác không | lanhtaychan

Cho con bú có được uống bia rượu không?

 

+ Cho con bú có được uống bia rượu không? Không uống đồ uống có cồn (ví dụ: bia, rượu) là lựa chọn an toàn nhất cho các bà mẹ đang cho con bú. Nếu có uống thì mẹ đang cho con bú chỉ được uống với mức vừa phải (tối đa 1 khẩu phần uống tiêu chuẩn mỗi ngày) để không gây hại cho cả mẹ và bé.

+ Nếu có uống bia rượu thì người mẹ nên uống trước khi cho con bú ít nhất là 2 giờ.

+ Lưu ý, vắt hoặc hút sữa mẹ sau khi uống đồ uống có cồn không thể đẩy nhanh việc giảm lượng cồn trong sữa mẹ. Nếu có tiêu thụ đồ uống có cồn thì việc tốt nhất mẹ nên làm là chờ cho nồng độ cồn giảm hẳn đi thì mới cho bé bú.

 

- Dược sĩ Như Ngọc -

 

Nguồn tham khảo:

https://www.cdc.gov/breastfeeding/breastfeeding-special-circumstances/vaccinations-medications-drugs/alcohol.html

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

TRÁI CÂY NÀO KHIẾN MẸ SAU SINH MẤT SỮA? | www.lanhtaychan.com
TRÁI CÂY NÀO KHIẾN MẸ SAU SINH MẤT SỮA? | www.lanhtaychan.com

Mẹ sau sinh cần nhiều sữa để nuôi em bé đồng thời lại có nhu cầu giảm cân, lấy lại vóc dáng thon gọn như trước lúc mang thai.  Các mẹ tham khảo các loai trái cây vừa gây tăng cân, lại vừa mất sữa để hạn chế nhé.

 

Sự thật về tác hại của rạn da sau sinh | www.lanhtaychan.com
Sự thật về tác hại của rạn da sau sinh | www.lanhtaychan.com

Mang thai làm thể tích, cân nặng cơ thể mẹ tăng nhanh chóng. Làn da chưa kịp co giãn, đàn hồi để thích nghi dẫn đến rạn da. Tác hại của rạn da sau sinh là gì?

Sau sinh kinh nguyệt tháng có tháng không l www.lanhtaychan.com
Sau sinh kinh nguyệt tháng có tháng không l www.lanhtaychan.com

Sau sinh kinh nguyệt tháng có tháng không làm mẹ lo lắng. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của mẹ.

Cách chữa nứt cổ gà đơn giản và hiệu quả tại nhà l www.lanhtaychan.com
Cách chữa nứt cổ gà đơn giản và hiệu quả tại nhà l www.lanhtaychan.com

Nứt cổ gà là hiện tượng chân núm vú bị nứt, đỏ tấy, thậm chí chảy máu, làm mẹ rất đau khi cho bé bú. Vậy cách chữa nứt cổ gà đơn giản và hiệu quả tại nhà là gì?

Cho con bú uống sữa đậu nành được không? l www.lanhtaychan.com
Cho con bú uống sữa đậu nành được không? l www.lanhtaychan.com

Sữa đậu nành là nguồn cung cấp đạm thực vật, khoáng chất (tiêu biểu như canxi) và vitamin cần thiết. Vậy, phụ nữ đang cho con bú uống sữa đậu nành được không?

Tất tần tật về vệ sinh vùng kín sau sinh mổ l www.lanhtaychan.com
Tất tần tật về vệ sinh vùng kín sau sinh mổ l www.lanhtaychan.com

Dù là sinh mổ thì vùng kín vẫn bị ảnh hưởng vì sau khi sinh, trở nên rất nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Mẹ cần biết về cách vệ sinh vùng kín sau sinh mổ.

SAU SINH ĂN TÔM ĐƯỢC KHÔNG? Có làm ngứa, lồi vết khâu, vết mổ của mẹ?
SAU SINH ĂN TÔM ĐƯỢC KHÔNG? Có làm ngứa, lồi vết khâu, vết mổ của mẹ?

Mẹ sau sinh được dặn chỉ nên ăn thịt heo kho tiêu khô mặn, không ăn rau xanh, trái cây...

Sau sinh ăn tôm được không? Có làm ngứa, lồi vết khâu, vết mổ của mẹ?

Làm gì khi bị táo bón sau sinh l www.lanhtaychan.com
Làm gì khi bị táo bón sau sinh l www.lanhtaychan.com

Táo bón sau sinh là nỗi ám ảnh của hầu hết các mẹ. Làm gì khi bị táo bón sau sinh? Mọi điều mẹ cần biết để khắc phục tình trạng này nằm trong bài viết dưới đây.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng