Cương sữa sinh lý sau sinh và tắc tia sữa - Cách khắc phục hiệu quả

Cương sữa sinh lý sau sinh và tắc tia sữa tuy có nguyên nhân khác nhau nhưng biểu hiện khá giống nhau. Cần phân biệt để áp dụng cách khắc phục hiệu quả, an toàn

 

1. CƯƠNG SỮA SINH LÝ SAU SINH

 

Cương sữa sinh lý sau sinh là hiện tượng thường gặp ở các mẹ sau sinh, xuất hiện từ 2 - 7 ngày sau sinh. 

Sự tiết sữa nhờ vào hai hormone chính là oxytocin (hormone co bóp tuyến sữa) và prolactin (hormone tạo sữa). Lúc mẹ mới sinh xong, prolactin được tiết nhiều nhất giúp sữa đổ về các nang sữa. Tuy nhiên lúc này, lượng oxytocin tiết ra không đủ để co bóp tuyến sữa, dẫn tới sữa trong nang không được giải phóng ra ngoài, và gây ra tình trạng bầu ngực của mẹ căng cứng và khó chịu.

Biểu hiện điển hình ở các mẹ bị cương sữa sinh lý sau sinh là:

+ Ngực nóng, đau nhức.

+ Bầu ngực cương cứng và ra rất ít sữa nếu hút sữa.

+ Xuất hiện hạch ở nách.

 

Cương sữa sinh lý sau sinh và tắc tia sữa - Cách khắc phục hiệu quả

 

2. TẮC TIA SỮA

 

Tắc tia sữa có thể do nhiều nguyên nhân như: cơ thể mẹ sản xuất lượng sữa nhiều hơn nhu cầu của trẻ hoặc mẹ không vắt, hút hết sữa sau khi bú, bắt đầu cho con bú muộn, trẻ ngậm bắt vú kém. Ngoài ra, có thể do ống dẫn sữa nhỏ, hoặc mẹ ăn nhiều chất béo động vật,...

Tắc sữa thường không xảy ra ngay sau sinh, vì lúc này sữa mẹ tiết ra chưa nhiều.

Biểu hiện điển hình của tắc tia sữa là ngực đau, có cục cứng, lượng sữa hút ra được ít và lượng tia sữa không như bình thường, có thể bị sốt nhẹ.

Cương sữa và tắc tia sữa nếu không được xử trí có thể dẫn tới áp xe vú, gây nguy hiểm cho người mẹ.

 

3. CÁCH KHẮC PHỤC AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CƯƠNG SỮA SINH LÝ SAU SINH VÀ TẮC TIA SỮA

 

Đối với cương sữa sinh lý sau sinh

 

+ Chườm lạnh: dùng khăn mát chườm lạnh hai vú giữa các lần bú hoặc các lần hút sữa làm giảm sưng và đau. Chườm lạnh vào ngực trong vòng 5 phút mỗi lần.

+ Cho con bú: giảm cương sữa sinh lý tốt nhất là cho con bú thường xuyên. Một số bà mẹ có thể thấy đau khi bắt đầu cho con bú, tuy nhiên nếu vì sợ đau mà ít cho bú thì sữa càng nhiều sẽ khiến mẹ càng cảm thấy căng tức. Do vậy, hãy cho trẻ bú thường xuyên và dùng tay bóp sữa trước khi cho con bú.

+ Hút sữa: nếu sữa quá nhiều mà không tiết ra được thì có thể sử dụng máy hút sữa để hút sữa nhằm giảm căng tức. Máy hút sữa có thể giúp mát-xa, kích thích và duy trì tuyến sữa tiết ra đều đặn, nhẹ nhàng và không gây đau.

 

Đối với tắc tia sữa

 

Để phòng ngừa tắc tia sữa, hãy cho con bắt đầu bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh.

+ Cho con bú thường xuyên, đảm bảo cho trẻ bú đúng tư thế và ngậm bắt vú tốt.

+ Thường xuyên đổi các tư thế, vị trí cho bú khác nhau vì các tư thế, vị trí bú khác nhau giúp các ống dẫn sữa được bé bú thông, giảm bớt cơn đau do căng sữa.

+ Nếu trẻ không mút được hãy vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy hút sữa.

+ Đắp ấm hoặc tắm nước ấm trước khi cho con bú.

+ Mát-xa nhẹ nhàng vùng vú, kích thích núm vú giúp bà mẹ thư giãn.

+ Nếu vú căng tức hãy chườm lạnh để giảm phù nề.

Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng đau nhức ngực do cương sữa sinh lý sau sinh và tắc tia sữa, mẹ hãy lựa chọn áo ngực loại dành riêng phụ nữ cho con bú. Áo ngực quá chật sẽ tạo áp lực lên bầu ngực và làm cho bà mẹ thấy đau hơn.

 

Cương sữa sinh lý sau sinh và tắc tia sữa - Cách khắc phục hiệu quả

 

Nếu tình trạng cương sữa sinh lý sau sinh hoặc tắc tia sữa không được cải thiện sau khi đã áp dụng các biện pháp trên thì mẹ nên đến gặp Bác sĩ phụ sản càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị kịp thời.

 

- Dược sĩ Ôn Lương -

 

Bài viết có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của Bác sĩ.

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Còn sản dịch có xông vùng kín được không? l www.lanhtaychan.com
Còn sản dịch có xông vùng kín được không? l www.lanhtaychan.com

Sản dịch có thể kéo dài 6 tuần sau sinh. Xông vùng kín rất cần thiết sau sinh. Như vậy, còn sản dịch có xông vùng kín được không? "CÓ" nhưng cần đúng cách.

Gội đầu sau sinh: nên hay không? Sau sinh bao lâu được gội đầu?
Gội đầu sau sinh: nên hay không? Sau sinh bao lâu được gội đầu?

Gội đầu sau sinh: nên hay không? NÊN nhưng CẦN ĐÚNG CÁCH. Sau sinh bao lâu được gội đầu? Gội đầu sau sinh đảm bảo vệ sinh, giúp mẹ sau sinh thoải mái tinh thần.

Quế giảm đau, thúc đẩy chữa lành vết cắt tầng sinh môn cho mẹ sau sinh
Quế giảm đau, thúc đẩy chữa lành vết cắt tầng sinh môn cho mẹ sau sinh

Giảm đau và thúc đẩy chữa lành vết cắt tầng sinh môn hiệu quả là vấn đề cần thiết với mẹ sau sinh.

Thuốc mỡ chứa chiết xuất quế được chứng minh hữu ích cho mẹ.

Sau sinh ăn mực được không l www.lanhtaychan.com
Sau sinh ăn mực được không l www.lanhtaychan.com

Mực bổ dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Vậy, mẹ sau sinh ăn mực được không? CÓ nhưng chỉ nên ăn mực từ tuần thứ 9 sau sinh trở đi.

NÁM THAI KỲ, MẸ BẦU NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT | www.lanhtaychan.com
NÁM THAI KỲ, MẸ BẦU NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT | www.lanhtaychan.com

Nám da trong thời gian mang thai và sau sinh là nỗi lo lắng của tất cả các bà mẹ bên cạnh niềm hạnh phúc về đứa con thương yêu của mình.

Điều trị nám da rất phức tạp, đặc biệt nám do thay đổi nội tiết tố.

 

Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Ăn đúng cách giúp lợi sữa
Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Ăn đúng cách giúp lợi sữa

Thịt vịt có vị ngọt, tính hàn, lợi thủy, giải độc, rất giàu dinh dưỡng. Vậy bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Lời khuyên là ăn thịt vịt đúng cách sẽ giúp lợi sữa

SAU SINH VÙNG KÍN CÓ MÙI HÔI PHẢI LÀM GÌ? | www.lanhtaychan.com
SAU SINH VÙNG KÍN CÓ MÙI HÔI PHẢI LÀM GÌ? | www.lanhtaychan.com

Trong 6 tuần đầu lượng sản dịch ra nhiều, vùng kín luôn có mùi tanh khó chịu. Đừng lo, hãy tham khảo bí kíp giúp Phụ nữ sau sinh vẫn thơm tho vùng kín nhé.

Sau sinh mổ ăn khoai lang được không | www.lanhtaychan.com
Sau sinh mổ ăn khoai lang được không | www.lanhtaychan.com

Sau sinh mổ ăn khoai lang được không? ĐƯỢC! Khoai lang giúp tăng cường sức đề kháng, giúp vết thương mau lành, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và ngừa táo bón.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng