Nguyên nhân gây tắc tia sữa - Cách làm thông tuyến sữa | lanhtaychan

Tắc tia sữa là vấn đề mà hầu hết các mẹ đều gặp phải khi cho con bú. Vậy nguyên nhân gây tắc tia sữa thường gặp là gì? Làm thông tuyến sữa bằng cách nào?

 

Tắc tia sữa là một trong những vấn đề mà hầu hết các mẹ đều gặp phải khi cho con bú, biểu hiện thường thấy là sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, ngay cả khi mẹ chủ động vắt sữa; ngực căng cứng và to hơn so sới bình thường, mức độ căng cứng càng lúc càng tăng lên, kèm theo đó là cảm giác đau nhức vú.

 

Nguyên nhân gây tắc tia sữa - Cách làm thông tuyến sữa | lanhtaychan

Nguyên nhân gây tắc tia sữa - Cách làm thông tuyến sữa

 

Vậy nguyên nhân gây tắc tia sữa thường gặp là gì?


1. Cai sữa đột ngột

 

Cai sữa đột ngột có thể gây tích tụ sữa trong vú, làm tăng nguy cơ tắc tia sữa. Các mẹ phải cai sữa cho bé dần dần trong khoảng thời gian vài ngày hoặc vài tuần tùy thuộc vào độ tuổi của bé và mức độ thường xuyên cho bé bú. 
 

2. Thay đổi lịch cho bé bú

 

Nguyên nhân gây tắc tia sữa - Cách làm thông tuyến sữa | lanhtaychan

Nguyên nhân gây tắc tia sữa - Cách làm thông tuyến sữa

 

Nếu các mẹ cho bé bú năm lần một ngày và đột ngột giảm xuống chỉ còn hai lần một ngày làm tăng nguy cơ ứ đọng sữa ở vú, dẫn đến tắc tia sữa.
 

3. Không cho con bú đều 2 vú

 

Nguyên nhân gây tắc tia sữa - Cách làm thông tuyến sữa | lanhtaychan

Nguyên nhân gây tắc tia sữa - Cách làm thông tuyến sữa

 

Các mẹ có thói quen cho bé bú cạn sữa ở một bên vú trước khi chuyển sang vú còn lại, do đó làm tăng nguy cơ tắc tia sữa ở bên vú cho bú ít hơn.
 

4. Mặc quần áo chật 

 

Nguyên nhân gây tắc tia sữa - Cách làm thông tuyến sữa | lanhtaychan

Nguyên nhân gây tắc tia sữa - Cách làm thông tuyến sữa

 

Áo ngực quá chật, trang phục bó sát có thể tạo áp lực lên vú làm tia sữa dễ bị tắc.
 

5. Chấn thương vú

 

Một cú đánh hoặc va chạm mạnh vào vú có thể làm tổn thương ống dẫn sữa dẫn đến bị tắc.
 

6. Do nhiễm khuẩn 

 

Nguyên nhân gây tắc tia sữa - Cách làm thông tuyến sữa | lanhtaychan

Nguyên nhân gây tắc tia sữa - Cách làm thông tuyến sữa

 

Vi khuẩn có thể thông qua đường máu hoặc do quá trình vệ sinh đầu vú của mẹ khi cho con bú không được đảm bảo. Khi mẹ bị nhiễm khuẩn vú, hệ thống dẫn sữa sẽ bị viêm, sưng, ứ đọng làm sữa không thể chảy ra ngoài.
 

7. Stress (căng thẳng)

 

Nguyên nhân gây tắc tia sữa - Cách làm thông tuyến sữa | lanhtaychan

Nguyên nhân gây tắc tia sữa - Cách làm thông tuyến sữa

 

Căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormon oxytocin - loại hormon có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa.


*Các nguyên nhân khác: C
hế độ ăn uống, mẹ bị cảm lạnh hoặc do cơ địa của mẹ.
 

Làm thông tuyến sữa bằng cách nào?
 

Tắc tia sữa không cần dùng thuốc đặc trị. Các biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà sau đây có thể giúp ích cho các mẹ.
 

- Tăng tần suất cho bú: chia ra nhiều cử bú để kích thích tuyến sữa.

- Chú ý vị trí cho bé bú: bế bé sao cho cằm của bé hướng về phía chỗ có cục co cứng do tắc tia sữa. Kết hợp ép bầu vú hoặc chườm ấm trực tiếp lên cục co cứng khi bé đang bú.

- Tắm nước ấm hoặc chườm ấm: mát xa vú trong khi tắm nước nóng hoặc ngâm vú bằng cách nghiêng người xuống một bát nước ấm. Một cách khác là nhúng một chiếc khăn mặt vào nước ấm và đặt nó lên chỗ có cục co cứng trong vài phút. Nên chườm ấm trước khi cho con bú để làm mềm chỗ tắc sữa.

- Sử dụng các dụng cụ hút sữa: Trong giai đoạn tia sữa mới bị tắc và vón cục nhẹ ở gần núm vú, các mẹ có thể thông tắc bằng việc sử dụng các dụng cụ hút sữa đơn giản.

- Mặc quần áo rộng: chọn áo ngực thoải mái, vừa vặn, hạn chế gây áp lực lên vú.

- Nghỉ ngơi đầy đủ: nghỉ ngơi giúp cơ thể mẹ hồi phục tổn thương mau hơn, nhanh chóng giảm nhẹ tình trạng tắc tia sữa.

- Dùng thuốc giảm đau khi cần thiết: nếu vẫn còn tình trạng đau nhức và sưng tấy ở vú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ và dùng các thuốc an toàn trong khi cho con bú như paracetamol hoặc ibuprofen.

- Bổ sung dinh dưỡng và uống nhiều nước: cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp giảm thiểu nguy cơ tắc tia sữa.

Một số mẹ sau sinh đã hồi phục tình trạng tắc tia sữa sau khi dùng các chất bổ sung từ lecithin - một loại chất béo được tìm thấy trong mô động vật và thực vật. Các phương pháp điều trị khác bao gồm điều chỉnh thần kinh cột sống và sử dụng siêu âm.

*Lưu ý: các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trong trường hợp muốn dùng thuốc giảm đau, các thuốc bổ sung hoặc thực phẩm chức năng. Nếu tình trạng tắc tia sữa không thuyên giảm, nên đến bác sĩ phụ sản càng sớm càng tốt để được tư vấn kịp thời về nguyên nhân gây tắc tia sữa và cách can thiệp phù hợp để làm thông tuyến sữa trở lại.

 

Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của bác sĩ.

 

- Dược sĩ Quỳnh Trâm - 

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Ăn gì để nhiều sữa cho con bú | www.lanhtaychan.com
Ăn gì để nhiều sữa cho con bú | www.lanhtaychan.com

Ăn gì để nhiều sữa cho con bú? Phụ nữ sau sinh cần thêm 500Kcal và ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tạo 750ml sữa cho bé. 10 món ăn lợi sữa sau đây sẽ giúp mẹ!

9 điều cần kiêng cữ sau đẻ mổ mẹ phải biết l www.lanhtaychan.com
9 điều cần kiêng cữ sau đẻ mổ mẹ phải biết l www.lanhtaychan.com

Sinh mổ tạo xâm lấn lớn trên cơ thể mẹ, nếu để nhiễm trùng sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, kiêng cữ sau đẻ mổ đúng cách giúp vết mổ mau lành, sức khỏe mẹ sớm hồi phục

Bà đẻ có ăn được mít không? Vấn đề là nên ăn mít non hay mít chín!
Bà đẻ có ăn được mít không? Vấn đề là nên ăn mít non hay mít chín!

Những múi mít chín vàng ươm, thơm lừng gọi dậy những cơn thèm không dứt của các mẹ sau sinh. Câu hỏi thường được đặt ra là "bà đẻ có ăn được mít không?"

Chiếu plasma sau sinh là gì? Để điều trị vết khâu, vết mổ, áp xe vú
Chiếu plasma sau sinh là gì? Để điều trị vết khâu, vết mổ, áp xe vú

Chiếu plasma sau sinh là gì? Tia plasma lạnh giúp diệt khuẩn và nhanh lành vết thương. Đây là lựa chọn rất tốt để điều trị vết khâu, vết mổ, áp xe vú cho mẹ.

Chè dưỡng nhan có tốt cho phụ nữ sau sinh không | www.lanhtaychan.com
Chè dưỡng nhan có tốt cho phụ nữ sau sinh không | www.lanhtaychan.com

Chè dưỡng nhan được quảng cáo giúp trẻ hóa da, bổ gan thận, an thần.

Chè dưỡng nhan có tốt cho phụ nữ sau sinh không? SAU SINH, CHO CON BÚ KHÔNG ĐƯỢC DÙNG NHÉ!

Sau sinh có được ăn dưa hấu không? Mẹ bị lanh tay chân nên kiêng ăn
Sau sinh có được ăn dưa hấu không? Mẹ bị lanh tay chân nên kiêng ăn

Dưa hấu nhiều nước, ngọt mát, chứa nhiều vitamin. Sau sinh có được ăn dưa hấu không? Lời khuyên là được nhưng nên ăn ít, mẹ nào bị lạnh tay chân nên kiêng ăn!

Còn sản dịch có xông vùng kín được không? l www.lanhtaychan.com
Còn sản dịch có xông vùng kín được không? l www.lanhtaychan.com

Sản dịch có thể kéo dài 6 tuần sau sinh. Xông vùng kín rất cần thiết sau sinh. Như vậy, còn sản dịch có xông vùng kín được không? "CÓ" nhưng cần đúng cách.

Sự thật về tác hại của rạn da sau sinh | www.lanhtaychan.com
Sự thật về tác hại của rạn da sau sinh | www.lanhtaychan.com

Mang thai làm thể tích, cân nặng cơ thể mẹ tăng nhanh chóng. Làn da chưa kịp co giãn, đàn hồi để thích nghi dẫn đến rạn da. Tác hại của rạn da sau sinh là gì?


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng