Lạnh Tay Chân sau sinh có nên hơ than? | www.lanhtaychan.com

Lạnh tay chân sau sinh, mẹ có nên hơ than?

Nguyên nhân và tác hại của tập tục hơ than, nằm than cho mẹ và bé sơ sinh.

 

- Nằm than hay hơ than cho phụ nữ sau sinh và em bé sơ sinh là tập tục dân gian được lưu truyền, áp dụng qua nhiều đời và kéo dài đến tận bây giờ bất kể ở thành phố hay nông thôn Việt Nam.

- Việc nằm than, hơ than thật sự có tác dụng thế nào? Có hiệu quả gì không? Có gây hại cho mẹ và bé không?

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

- Ở phụ nữ sinh thường, nếu cuộc sinh nở diễn ra suôn sẻ tốt đẹp, người mẹ đã mất đi lượng máu đáng kể khoảng 300ml (1 lon bia thường có thể tích 330ml), nếu mất trên 500ml (nửa lít) thì gọi là băng huyết sau sinh. Sau khi sinh, tùy tình trạng co thắt của tử cung tốt hay kém mà lượng máu mất có thể nhiều hơn.

- Thường phải mất vài tuần, vết thương trong lòng tử cung- là chỗ bám của bánh nhau nuôi em bé- mới hồi phục. Suốt quá trình đó sản phụ vẫn tiếp tục bị chảy máu kèm dịch gọi là sản dịch, lượng sản dịch trung bình hàng ngày sẽ nhiều hơn lượng máu hành kinh và số ngày cũng kéo dài hơn số ngày hành kinh hàng tháng.

Điều này cho thấy phụ nữ sau sinh mất một lượng máu đáng kể.
Máu là chất dịch quan trọng lưu thông khắp cơ thể nuôi dưỡng tế bào, thiếu máu nuôi tế bào sẽ dẫn đến những triệu chứng và hậu quả nghiêm trọng.

- Vì mất máu và cơ thể chưa thể sản sinh và bù đắp kịp thời lượng máu 300ml - 500ml mất đi nên cơ thể chắc chắn sẽ yếu ớt hơn, lượng máu tuần hoàn đến tay chân cũng giảm nên bà mẹ sẽ cảm thấy LẠNH TAY CHÂN nhiều hơn.

Vậy từ xưa Ông Bà ta cho sản phụ hơ than, nằm than để giữ ấm cũng hợp lý và  dễ hiểu đặc biệt vào mùa đông hoặc ở vùng miền phía bắc, cao nguyên nước ta.
Ngoài ra việc đốt lò than trong phòng ở cữ còn giúp khử mùi tanh của sản dịch, xua tan hàn khí, ám khí với mong muốn mẹ và bé khỏe mạnh, bình an.

Không nên hơn than, nằm than sau sinh vì nguy hiểm đến mẹ và bé sơ sinh

Vậy việc nằm than, hơ than có tác hại gì ngoài tác dụng để giữ ấm?

Thật ra việc hơ than trong phòng kín, dưới gầm giường có rất nhiều nguy cơ:

1. Ngộ độc CO (carbon monoxide): than củi, than đá cháy tạo ra 2 loại khí CO2 và CO, cả 2 đều có hại cho mẹ và bé đặc biệt là khí CO, một dạng ngộ độc phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong cao cho người bệnh mắc phải. Khi người hít phải khí CO, CO sẽ gắn chặt vào Hemoglobin, CO chiếm mất luôn vị trí Hemoglobin lẽ ra sẽ gắn với oxy, dẫn tới oxy không được Hemoglobin vận chuyển đến mô tế bào. Gây ra tình trạng thiếu oxy đến não, đến tim, phổi vv... nặng sẽ dẫn đến tử vong.

2. Gây bỏng: lò than thường được đặt dưới gầm giường nằm của sản phụ và bé, nhiệt độ tỏa ra  có thể gây bỏng cho mẹ và bé. Nguy hiểm hơn là với làn da non nớt yết ớt của bé sẽ dễ bỏng hơn mẹ mà bé thì chưa biết nói. 

3. Gây cháy: lò than quá nóng có thể gây hỏa hoạn: lửa than nóng âm ỉ bén lên giường, nệm gây cháy.

4. Tro than: khi than cháy sẽ tạo ra tro mịn bám vào người của mẹ và bé làm mồ hôi, rôm sảy, dị ứng da. Hít tro than vào mũi, vào phổi có thể gây mệt mỏi, khó thở, dị ứng đường hô hấp. 
 

Có cách nào làm ấm cơ thể nhưng tránh được những rủi ro nêu trên không?

Tóm lại việc nằm than, hơ than gây nhiều tác hại và nguy cơ hơn cho mẹ và bé, chỉ có tác dụng duy nhất là giữ ấm.
Vì vậy với điều kiện hiện nay kinh tế phát triển hơn, người dân được cập nhật kiến thức nhiều hơn, hiểu rõ tác hại của những phong tục, tập quán dân gian nên chúng ta cần thay đổi tập tục, thói quen giúp bà mẹ và em bé sơ sinh được khỏe mạnh, an toàn.


Các mẹ sau sinh có thể tham khảo phương pháp giữ ấm khỏi lạnh tay chân như sau: 


1. Mang vớ, tất chân, bao tay, khăn choàng giữ ấm cơ thể. 

 

2. Hạn chế tắm, vệ sinh quá lâu. Nếu cần thiết phải tắm thì nên tắm thật nhanh với nước nóng ấm pha gừng. Có thể thoa cao gừng, nghệ vào tay chân hoặc vùng cơ thể bị lạnh.

 

 

3. Không đóng kín cửa phòng ở cử, nên mở cửa hoặc hé cửa cho không khí đối lưu, ánh sáng tự nhiên lọt vào cung cấp oxy, giữ ấm. Lưu ý tránh hướng gió lùa mạnh.

 

 

4.  Vì mất máu khá nhiều sau sinh, mẹ cần được ăn uống đầy đủ thực phẩm giàu chất sắt, canxi giúp thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo máu, sớm hồi phục, tốt sữa, xương cứng cáp.

 

 


5. Áp dụng bí kíp 30-30-30: cũng vì mất máu sau sinh nên mẹ dễ chóng mặt, hoa mắt khi thay đổi tư thế đột ngột, giúp tim có đủ thời gian bơm máu lên não

- nằm yên 30 giây

- ngồi lên 30 giây

- sau đó bỏ chân xuống giường giữ 30 giây trước khi bước đi

 

6. Thể dục, vận động nhẹ nhàng sau 4 tuần: giúp máu huyết lưu thông tốt, mẹ ngủ ngon, phục hồi sức khỏe và lấy lại vóc dáng nhanh hơn.

 

Các bài viết của lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa của Bác sĩ.

-Bác sĩ Hoàng Anh-

 

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Ngứa vết rạn da sau sinh có nguy hiểm không | www.lanhtaychan.com

Ngứa vết rạn da sau sinh có nguy hiểm không | www.lanhtaychan.com

Hơn 90% phụ nữ sau sinh rạn da ở các mức độ. Do đó ngứa vết rạn da sau sinh là vấn đề sau sinh thường gặp. Vậy nguyên nhân là gì? Cách khắc phục nào hiệu quả?
Còn sản dịch có xông vùng kín được không? l www.lanhtaychan.com

Còn sản dịch có xông vùng kín được không? l www.lanhtaychan.com

Sản dịch có thể kéo dài 6 tuần sau sinh. Xông vùng kín rất cần thiết sau sinh. Như vậy, còn sản dịch có xông vùng kín được không? "CÓ" nhưng cần đúng cách.
Vết rạn da sau sinh bị đau | www.lanhtaychan.com

Vết rạn da sau sinh bị đau | www.lanhtaychan.com

Rạn da là vết rách nhỏ do đứt gãy liên kết collagen trên lớp trung bì của da và lớp hạ bì. Đây là lý do nhiều mẹ phàn nàn vết rạn da sau sinh bị đau.
Sau sinh uống nước cam được không? Được, cam rất lợi sữa

Sau sinh uống nước cam được không? Được, cam rất lợi sữa

Nước cam gần như là loại nước ép giàu vitamin C thông dụng nhất để giúp gia tăng sức đề kháng của cơ thể. Vậy, phụ nữ sau sinh uống nước cam được không?
SỮA NON NÀO TỐT CHO TRẺ SƠ SINH? SỮA NON TỪ MẸ LÀ TỐT NHẤT

SỮA NON NÀO TỐT CHO TRẺ SƠ SINH? SỮA NON TỪ MẸ LÀ TỐT NHẤT

Sữa non nào tốt cho trẻ sơ sinh? Sữa non từ mẹ trong 7 ngày vàng sau sinh là tốt nhất. Đây là siêu vắc-xin cho bé. Không sữa nào, sản phẩm nào có thể thay thế.
Dấu hiệu sa tử cung sau sinh: thường gặp là cảm giác nặng ở bụng dưới

Dấu hiệu sa tử cung sau sinh: thường gặp là cảm giác nặng ở bụng dưới

Dấu hiệu sa tử cung sau sinh thường gặp nhất là cảm giác nặng ở phần bụng dưới, cảm thấy như đang ngồi trên quả bóng nhỏ hay như một cái gì đó rơi ra âm đạo. 
Ăn lá lốt có bị mất sữa không? Chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh!

Ăn lá lốt có bị mất sữa không? Chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh!

Lá lốt có vị nồng, tính ấm, được sử dụng quen thuộc trong các món ăn của người Việt. Vậy, đối với mẹ cho con bú thì sao? Ăn lá lốt có bị mất sữa không?
Thực hư về việc ăn bắp cải có mất sữa không l www.lanhtaychan.com

Thực hư về việc ăn bắp cải có mất sữa không l www.lanhtaychan.com

Bắp cải có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Vậy, ăn bắp cải có mất sữa không? Đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy mẹ bị mất sữa khi ăn bắp cải.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng