Sau sinh có được uống nước mía không? Có nhưng rất dễ tăng cân!
Trong người nóng khó chịu, thật tuyệt vời làm sao nếu mẹ sau sinh được uống một ly nước mía ngọt mát. Tuy nhiên, vấn đề là sau sinh có được uống nước mía không?
Nước mía có chứa những gì?
Nước mía ngọt mát, thơm ngon - Sau sinh có được uống nước mía không?
Nước mía là nước uống giải khát phổ biến và được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền. Theo Đông y, nước mía vị ngọt mát, tình bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, chữa bệnh đường tiết niệu.
Thành phần cơ bản của nước mía là nước, đường saccarose (thường gọi là đường mía) và một số khoáng chất khác.
Về thành phần dinh dưỡng, nước mía được đánh giá giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng nhưng dễ gây tăng cân vì chứa nhiều đường. Vậy phụ nữ sau sinh có được uống nước mía không?
Sau sinh có được uống nước mía không? CÓ nhưng DỄ TĂNG CÂN
Sau sinh có được uống nước mía không? CÓ nhưng DỄ TĂNG CÂN
Câu trả lời là CÓ nhưng DỄ GÂY TĂNG CÂN, nên uống ít.
Theo kinh nghiệm sử dụng trong dân gian, nước mía khá "hiền", tức an toàn, rất ít gây tình trạng khó chịu cho người sử dụng.
Vì vậy, mẹ sau sinh có thể uống nước mía, tuy nhiên cần uống lượng ít (100ml mỗi lần, 2-3 lần trong tuần) bởi vì tuy an toàn nhưng với thành phần cơ bản là đường, nước mía sẽ rất dễ khiến tình trạng cân nặng của các mẹ khó kiểm soát hơn.
Bên cạnh đó, nếu uống nhiều nước mía thì mẹ sẽ no lâu (do nước mía giàu năng lượng), từ đó dẫn đến việc các mẹ ít ăn những thực phẩm khác, điều này khiến chế độ ăn uống của các mẹ bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến sự hồi phục sức khỏe mẹ, quá trình tạo sữa và tiết sữa cho bé bú.
Thêm nữa, thường khi uống nước mía, hiếm khi có mẹ nào uống nước mía nguyên chất, thay vào đó, các mẹ thường cho thêm đá vào để uống cho ngon hơn, điều này vô hình dung sẽ gây hại vì phụ nữ sau sinh cần kiêng nước đá lạnh.
Lưu ý khi uống nước mía trong thời kỳ sau sinh
- Nên uống nước mía nguyên chất (nếu muốn lạnh cho ngon hơn thì chỉ được ướp lạnh một chút), không được thêm đá, không uống quá nhiều.
- Không uống ở nước mía được bán ở những hàng quán có nhiều bụi bẩn và ruồi bọ
- Không uống nước mía qua đêm lâu ngày.
- Không nên uống vào buổi chiều tối, vì nước mía nhiều đường, uống vào buổi chiều tối sẽ dễ gây tăng cân hơn. Bên cạnh đó, nước mía có tính mát, do đó uống vào buôi chiều tối sẽ dễ gây lạnh bụng, khó tiêu.
- Các mẹ thể trạng hàn lạnh (dễ bị lạnh bụng, lạnh trong người, lạnh tay chân) không nên uống nước mía vì nước mía có tính mát.
- Tốt nhất là nên chọn mua loại mía tím để về tự ép uống vì hàm lượng đường trong mía tím ít hơn so với mía xanh, do đó nước mía tím sẽ ngọt thanh, không gắt như nước mía xanh.
Sau sinh có được uống nước mía không? Hàm lượng đường trong mía tím ít hơn so với mía xanh
- Dược sĩ Quỳnh Tâm -
Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của bác sĩ.
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm