Vệ sinh vùng kín sau sinh thường l www.lanhtaychan.com
Vệ sinh vùng kín sau sinh thường là vấn đề vô cùng quan trọng để giúp vết khâu tầng sinh môn mau lành và giúp mẹ tránh gặp các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
. Rửa vùng kín đúng cách
Vệ sinh vùng kín sau sinh thường - Rửa vùng kín đúng cách
Rửa nhẹ nhàng vùng kín với nước ấm pha chút muối rồi sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch ít nhất 3 lần/ngày.
Rửa âm hộ và hai âm môi, sau đó đến hậu môn. Không nên rửa từ hậu môn rồi mới đến âm hộ để tránh đưa những chất bẩn từ hậu môn sang âm hộ.
Trong vòng 8 tuần sau khi sinh cần tránh không sinh hoạt vợ chồng, tránh để ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn.
2. Thay băng vệ sinh thường xuyên
Vệ sinh vùng kín sau sinh thường - Thay băng vệ sinh thường xuyên
Trước và sau khi thay băng vệ sinh cần rửa tay sạch sẽ.
Sau sinh (dù sinh mổ hay sinh thường) sẽ có sản dịch. Cần thay băng vệ sinh mỗi 3 - 4 giờ/lần để vùng kín khô ráo. Lựa chọn loại băng dễ thấm hút, không nên dùng loại có mùi thơm. Nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín mỗi lần thay băng.
Nếu như có vết khâu ở tầng sinh môn cần lưu ý làm vệ sinh vết khâu thật cẩn thận để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn tới vết khâu gây nhiễm trùng.
3. Vệ sinh vùng kín sau khi đi vệ sinh
Vệ sinh vùng kín sau sinh thường - Vệ sinh vùng kín sau khi đi vệ sinh
Mẹ sinh thường phần lớn phải rạch tầng sinh môn. Khi tiểu tiện để tránh cảm giác đau rát ở các vết rạch, mẹ nên vừa đi tiểu vừa dùng vòi hoa sen xả nhẹ. Vệ sinh xong nên lấy khăn bông sạch thấm khô để tránh hiện tượng ẩm ướt gây viêm nhiễm vết thương.
Trường hợp bị bí tiểu, mẹ có thể thử chườm nóng kết hợp mát xa nhẹ nhàng vùng bụng dưới.
Uống nhiều nước, bổ sung chất xơ và vận động, di lại nhẹ nhàng để tránh táo bón sau sinh.
4. Tránh mặc quần áo quá chật
Vệ sinh vùng kín sau sinh thường - Tránh mặc quần áo quá chật
Mẹ nên ưu tiên những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát để giúp cảm thấy dễ chịu và hạn chế những tiếp xúc không cần thiết giữa quần áo và vết khâu tầng sinh môn. Đặc biệt, tránh mặc quần lót quá chật, bó sát vào người.
Một số lưu ý khác mẹ cần nhớ:
+ Tránh va chạm vào vết khâu vì sẽ làm vết khâu lâu lành.
+ Uống nhiều nước ấm để tránh nhiễm trùng tiểu và tránh táo bón.
+ Gặp bác sĩ để kiểm tra về vết khâu ở tầng sinh môn trong khoảng 7 – 10 ngày sau sinh.
Hết 6 tuần sau sinh, bước sang tuần thứ 7, dù cảm thấy cơ thể bình thường, tốt nhất mẹ vẫn nên đến bác sĩ sản phụ khoa để được kiểm tra sức khỏe toàn diện.
Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chấn đoán và điều trị y khoa của Bác sĩ.
- Dược sĩ Trâm Cao -
GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH
Hotline: 088 600 9044
Xem thêm