Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Ăn đúng cách giúp lợi sữa

Thịt vịt có vị ngọt, tính hàn, lợi thủy, giải độc, rất giàu dinh dưỡng. Vậy bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Lời khuyên là ăn thịt vịt đúng cách sẽ giúp lợi sữa

 

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

 

Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Ăn đúng cách giúp lợi sữa

Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? - Thắc mắc của nhiều mẹ sau sinh

 

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, tính hàn (lạnh), bổ âm, lợi thủy, tiêu thũng, giải độc.Thịt vịt tốt cho những phụ nữ sau sinh cần hồi phục sức khỏe, chán ăn, hay đổ mồi hôi và thiếu sữa.

Thịt vịt rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng đạm trong thịt vịt nhiều hơn hẳn có với thịt heo, bò, dê, cá trứng (100g thịt vịt có đến 25g đạm). Thịt vịt còn chứa một lượng đáng kể khoáng chất (canxi, phốt pho, kẽm, magie, đồng) và vitamin (A, B, D, E, K).

 

Bà đẻ có ăn được thịt vịt không

 

Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Ăn đúng cách giúp lợi sữa

Bà để có ăn được thịt vịt không? Thịt vịt lợi sữa nhưng nên ăn từ tuần thứ 9 sau sinh

 

Thịt vịt rất tốt để bồi bổ sức khỏe và giúp lợi sữa cho các bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên, thịt vị chỉ tốt khi các mẹ ăn đúng cách. Những lưu ý quan trọng khi ăn thịt vịt sau sinh:

 

Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Ăn đúng cách giúp lợi sữa

Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Nên ăn đúng cách

 

- Theo kinh nghiệm dân gian, ăn thịt vịt ngay sau sinh thì vết thương tầng sinh môn, vết mổ bụng, tử cung để bắt lấy con sẽ dễ sưng tấy, mưng mủ và khó lành. Do vậy, dù cho mẹ sinh bằng cách nào (sinh mổ hay sinh thường), cần đợi đến tuần thứ 9 sau sinh mới có thể ăn thịt vịt, vì lúc này các vết thương đã lành tương đối. 

- Không ăn quá nhiều, nên ăn 2 tháng 1 lần.

- Khi ăn cần loại bỏ phần da và mỡ vịt vì da và mỡ vịt rất nhiều cholesterol. Chế biến thịt vịt với càng ít dầu mỡ càng tốt, nên nấu chín kỹ và mềm để khi ăn sẽ dễ tiêu hơn.

- Không nên ăn vào buổi tối vì thịt vịt có tính hàn, sẽ dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, khiến mẹ khó ngủ.

- Các mẹ có cơ địa hàn lạnh (dễ bị lạnh bụng, lạnh trong người, lạnh tay chân), hay đang bị cảm lạnh không nên ăn thịt vịt vì thịt vịt có tính hàn sẽ càng làm cho các mẹ khó chịu hơn.

- Không ăn tiết canh vịt vì có thể nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng.

- Hạn chế ăn các món có vị chua làm từ vịt như vịt om sấu, vịt om măng.

- Không ăn thịt vịt chung với mộc nhĩ, thịt rùa đen, thịt ba ba … vì thịt vịt kỵ với những thực phẩm này.
- Nên dùng chanh, gừng, dấm, muối, rượu để khử mùi tanh của vịt. Đặc biệt, gừng có tính ấm, sẽ giúp trung hòa tính hàn của thịt vịt, giúp dễ tiêu hơn.

 

Một số món ngon lợi sữa từ thịt vịt

 

Vịt hầm hạt sen

 

Nguyên liệu: Thịt vịt: 700g, hạt sen tươi: 50g, nấm hương: 15 – 20 cái, dừa: 1 quả, hành, tỏi, gia vị: nước tương, hạt nêm, tiêu, rượu, muối.

Cách làm: Thịt vịt xát với gừng, rượu, muối để giảm mùi tanh. Rửa sạch thịt vịt rồi cắt đôi, để ráo. Hành và tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Rửa sạch hạt sen, nấm hương. Uớp thịt vịt với tiêu, hạt nêm và nước tương. Phi thơm hành và tỏi rồi xào sơ thịt vịt cho săn lại, sau đó cho hạt sen và nước dừa vào. Nấu lửa to đến khi nào nước sôi thì vặn lửa nhỏ. Hầm thịt trong 50 - 60 phút, vịt mềm thì cho nấm hương vào nấu tiếp 5 - 7 phút. Cuối cùng nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

 

Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Ăn đúng cách giúp lợi sữa

Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Vịt hầm hạt sen giúp lợi sữa

 

Cháo vịt đậu xanh

 

Nguyên liệu: Thịt vịt: 1.5kg, gạo tẻ: 200g, đậu xanh nguyên hạt: 200g, gừng tươi: 3 củ, hành phi: 50g, hành lá và ngò: 100g, chanh: 1 quả, ớt sừng: 2 quả, gia vị: hạt nêm, đường, muối, tiêu, nước mắm.

Cách làm: Làm nước mắm gừng: giã nát 2 tép tỏi, 1 củ gừng, 2 quả ớt sừng, cho nước mắm vào, thêm 1 ít đường và chanh. Nếm vừa ăn là được. Thịt vịt làm sạch, xát với muối, gừng và rượu cho thơm, luộc chín, chặt miếng mỏng vừa ăn. Nấu cháo với nước luộc vịt với gạo và đậu xanh. Khi nào cháo chín mềm thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Múc cháo ra rồi rắc thêm hành lá, hành phi, ngò, tiêu. Ăn cháo kèm với thịt vịt chấm mắm gừng.


Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Ăn đúng cách giúp lợi sữa

Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Cháo vịt đậu xanh giúp lợi sữa

 

Vịt trộn rau lang

 

Nguyên liệu: Thịt ức vịt: 400g, rau lang non: 400g, gia vị: Tỏi băm, ngũ vị hương, tỏi phi, dầu ăn, chanh, nước tương, muối, tiêu, đường.

Cách làm: Thịt vịt làm sạch, xát với muối, rượu và gừng để khử mùi hôi. Uớp vịt với muối, đường, nước tương, hạt nêm, ngũ vị hương, tỏi băm trong 20 phút cho vịt ngấm gia vị. Chanh vắt lấy nước, hòa tan nước chanh với một ít đường. Rau lang rửa sạch, để ráo, luộc sơ rồi vớt ra, xả qua nước sôi để nguội. Cho chảo lên bếp, chảo nóng thì cho dầu ăn vào. Dầu nóng thì cho ức vịt vào áp chảo cho chín đều 2 mặt. Lấy thịt vịt ra, để nguội, cắt lát mỏng. Trộn rau lang với thịt vịt, rưới nước chanh vào, thêm chút nước tương cho vừa ăn. Khi bày ra đĩa thì rắc thêm chút hành phi.

 

Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Ăn đúng cách giúp lợi sữa

Bà đẻ có ăn được thịt vịt không? Vịt trộn rau lang giúp lợi sữa

 

Chúc các mẹ mau khỏe và các bé mau lớn!

 

- Dược sĩ Thảo Nguyên -

 

Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của bác sĩ.

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Sau sinh ăn nho được không | www.lanhtaychan.com
Sau sinh ăn nho được không | www.lanhtaychan.com

Nho là loại trái cây thơm ngon nên rất được ưa chuộng.

Vậy phụ nữ sau sinh ăn nho được không? Có bị lâu lành vết mổ và khiến bé bị khó chịu dạ dày không?

Vượt qua cơn ác mộng về lãnh cảm, tay chân lạnh ở phụ nữ sau sinh!
Vượt qua cơn ác mộng về lãnh cảm, tay chân lạnh ở phụ nữ sau sinh!

Lãnh cảm, tay chân lạnh ở phụ nữ sau sinh khiến phần lớn chị em mất đi hứng thú chuyện ân ái và sợ hãi mỗi khi làm “chuyện ấy” cùng chồng hoặc bạn tình. 

5 cách đơn giản mẹ bỉm sữa bị lạnh tay chân sau sinh không thể bỏ qua
5 cách đơn giản mẹ bỉm sữa bị lạnh tay chân sau sinh không thể bỏ qua

Hầu hết các mẹ bỉm sữa đều chia sẻ chứng lạnh tay chân sau sinh không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn gây cản trở lớn đến đời sống vợ chồng.

PHỤ NỮ SAU SINH LÀM GÌ ĐỂ QUAY TRỞ LẠI VÀ LỢI HẠI HƠN XƯA? | www.lanhtaychan.com
PHỤ NỮ SAU SINH LÀM GÌ ĐỂ QUAY TRỞ LẠI VÀ LỢI HẠI HƠN XƯA? | www.lanhtaychan.com

Bạn đang lên kế hoạch giảm cân để trở lại cân nặng trước khi mang thai?

Xin nhắc rằng bạn đã có 9 tháng mang thai nên hãy cho cơ thể bạn thời gian để quay trở lại.
Chắc chắn sau khi đọc bài này bạn sẽ tìm ra cách quay trở lại và lợi hại hơn xưa!

 

Sau sinh có được uống nước mía không? Có nhưng rất dễ tăng cân!
Sau sinh có được uống nước mía không? Có nhưng rất dễ tăng cân!

Trong người nóng khó chịu, thật tuyệt vời làm sao nếu mẹ sau sinh được uống một ly nước mía ngọt mát. Tuy nhiên, vấn đề là sau sinh có được uống nước mía không?

Vết rạn da sau sinh bị đau | www.lanhtaychan.com
Vết rạn da sau sinh bị đau | www.lanhtaychan.com

Rạn da là vết rách nhỏ do đứt gãy liên kết collagen trên lớp trung bì của da và lớp hạ bì. Đây là lý do nhiều mẹ phàn nàn vết rạn da sau sinh bị đau.

Chè dưỡng nhan có tốt cho phụ nữ sau sinh không | www.lanhtaychan.com
Chè dưỡng nhan có tốt cho phụ nữ sau sinh không | www.lanhtaychan.com

Chè dưỡng nhan được quảng cáo giúp trẻ hóa da, bổ gan thận, an thần.

Chè dưỡng nhan có tốt cho phụ nữ sau sinh không? SAU SINH, CHO CON BÚ KHÔNG ĐƯỢC DÙNG NHÉ!

Sau sinh uống nước cam được không? Được, cam rất lợi sữa
Sau sinh uống nước cam được không? Được, cam rất lợi sữa

Nước cam gần như là loại nước ép giàu vitamin C thông dụng nhất để giúp gia tăng sức đề kháng của cơ thể. Vậy, phụ nữ sau sinh uống nước cam được không?


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng