Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh: Có dễ phát hiện không?

Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện như mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng… mà nếu không để ý kỹ thì sẽ không phát hiện ra.

 

Bệnh trầm cảm sau sinh là gì?
 

Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh: Có dễ phát hiện không?

 

Là bệnh lý mà phụ nữ sau sinh bị rối loạn cảm xúc, hay có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, thâm chí có ý định gây hại tính mạng của bản thân và người xung quanh.  
 

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm sau sinh
 

- Yếu tố sinh lý: Thay đổi đột ngột về nội tiết: giảm đột ngột nội tiết tố nữ estrogen, progestrogen và hormon tuyến giáp. Thay đổi về thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp và sự chuyển hóa trong cơ thể.

- Yếu tố tâm lý: Khó khăn và mệt mỏi trong việc chăm sóc em bé, mâu thuẫn gia đình…

- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người từng bị trầm cảm thì nguy cơ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh càng cao.
 

Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh
 

Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh thay đổi tùy mức độ và tùy từng người, thường gặp là:

- Về thể chất: Thay đổi khẩu vị, mệt mỏi, rối loạn cân nặng (sụt hoặc tăng cân không kiểm soát), rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều).

- Về tinh thần: Lo lắng, hoảng hốt, căng thẳng, buồn bã, cảm giác bị ám ảnh, thấy bản thân vô dụng, tội lỗi, mất tập trung, không muốn quan hệ tình dục, không muốn giao tiếp, phản ứng chậm chạp, thường nghĩ đến gây hại bản thân mẹ và con, thậm chí có ý định giết chóc và tự tử.
 

Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh
 

- Điều trị bằng thuốc

Tùy vào mức độ trầm cảm, bác sĩ có thể chỉ định thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm.

- Tư vấn tâm lý từ chuyên gia 

Nếu trầm cảm mức độ nhẹ thì tư vấn tâm lý có hiệu quả tốt. Trường hợp trầm cảm mức độ nặng thì kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và tư vấn tâm lý.

 

Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh: Có dễ phát hiện không?

 

- Áp dụng lối sống lành mạnh

Ăn uống hợp lý, tập thể dục vừa sức và thường xuyên giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn, vui vẻ. Đặc biệt, sinh hoạt cùng giờ giấc với con sẽ giúp mẹ tránh được nguy cơ bị trầm cảm hoặc khắc phục được bệnh trầm cảm.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh: Có dễ phát hiện không?

Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh: Có dễ phát hiện không?

 

- Tác động từ bạn bè, người thân 

Sự động viên, quan tâm và yêu thương từ bạn bè, người thân, đặc biệt là chồng sẽ giúp người mẹ nhanh chóng vượt qua bệnh trầm cảm sau sinh.

 

Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh: Có dễ phát hiện không?

 

Bệnh trầm cảm sau sinh giai đoạn đầu sẽ rất khó nhận biết, tự bản thân người mẹ mắc bệnh đa số không tự phát hiện ra dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh của bản thân.

Do đó, vai trò của người thân, đặc biệt là người chồng sẽ vô cùng quan trọng trong việc nhận ra sớm dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh của người mẹ.

Phát hiện dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh và nguyên nhân gây bệnh càng sớm thì khả năng người mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh càng nhanh chóng và triệt để.

 

- Dược sĩ Ôn Lương -
 

Các bài viết của www.lanhtaychan.com có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa của bác sĩ.

 

GEL GIỮ ẤM, MỜ RẠN SAU SINH

https://clarragold.clarra.vn/

Hotline:  088 600 9044


Tin tức liên quan

Vệ sinh vùng kín sau sinh thường l www.lanhtaychan.com
Vệ sinh vùng kín sau sinh thường l www.lanhtaychan.com

Vệ sinh vùng kín sau sinh thường là vấn đề vô cùng quan trọng để giúp vết khâu tầng sinh môn mau lành và giúp mẹ tránh gặp các bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Sau sinh ăn lê được không | www.lanhtaychan.com
Sau sinh ăn lê được không | www.lanhtaychan.com

Lê là loại quả ngọt, thơm ngon, bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mẹ sau sinh ăn lê được không? Cần lưu ý những gì?

Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì l www.lanhtaychan.com
Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì l www.lanhtaychan.com

Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì để tăng cường sức khỏe và có nhiều sữa? Đó là rau ngót, rau lang, rau mồng tơi, giá đỗ, rau má, hoa chuối, rau thì là, súp lơ xanh

Cho con bú uống trà sữa được không? l www.lanhtaychan.com
Cho con bú uống trà sữa được không? l www.lanhtaychan.com

Trà sữa ngọt mát kèm trân châu dai dai và kem phô mai béo ngậy chắc chắn sẽ khiến các mẹ "ứa nước miếng" liên tục. Vậy, mẹ cho con bú uống trà sữa được không?

Bà đẻ ăn xoài được không - Nếu là xoài chín thì được | lanhtaychan.com
Bà đẻ ăn xoài được không - Nếu là xoài chín thì được | lanhtaychan.com

Bà đẻ ăn xoài được không? Xoài chín hay xoài xanh.

Nếu là XOÀI CHÍN thì ĐƯỢC nhé vì xoài chín chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của các mẹ sau sinh.

SAU SINH MỔ ĂN TRỨNG ĐƯỢC KHÔNG? | www.lanhtaychan.com
SAU SINH MỔ ĂN TRỨNG ĐƯỢC KHÔNG? | www.lanhtaychan.com

Theo quan niệm truyền miệng từ xưa, ăn trứng sẽ làm vết mổ khó lành và gây sẹo trắng. Vậy chuyên gia, Bác sĩ nói gì về dinh dưỡng cũng như quan niệm xưa về trứng thế nào?

 

Cách chữa táo bón cho mẹ đang cho con bú: nước, chất xơ, vận động!
Cách chữa táo bón cho mẹ đang cho con bú: nước, chất xơ, vận động!

Táo bón sau sinh gây đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi, nếu kéo dài sẽ dẫn đến trĩ. Vậy cách chữa táo bón cho mẹ đang cho con bú là gì? Đó là nước, chất xơ, vận động!

ĂN GÌ ĐỂ NHIỀU SỮA CHO CON BÚ: 12 LOẠI TRÁI CÂY, HOA QUẢ LỢI SỮA
ĂN GÌ ĐỂ NHIỀU SỮA CHO CON BÚ: 12 LOẠI TRÁI CÂY, HOA QUẢ LỢI SỮA

Ăn gì để nhiều sữa cho con bú là trăn trở lớn nhất của mẹ sau sinh. Hãy cùng chuyên gia lựa chọn 12 loại trái cây, hoa quả lợi sữa cho mẹ sau sinh nhé!


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng